Chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên tự hào đưa cà phê Việt chinh phục thế giới, lấy con người và văn hóa truyền thống làm giá trị cốt lõi của thương hiệu. Cùng tìm hiểu chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam và quốc tế đã thành công ra sao.
Mục lục
Giới thiệu về cà phê Trung Nguyên
Trung Nguyên được sáng lập vào năm 1996 – đây là thương hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng nhanh chóng tạo dựng thành công trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đới với người tiêu dùng cả trong nước và ngoài nước.
Khởi nguồn từ thương hiệu cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, trung nguyên đã vươn mình thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: công ty cổ phần hòa tan trung nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Việt Nam Global Gateway. Các công ty tập trung vào ngành nghề chính bao gồm: Sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm trà và cà phê.
Thương hiệu tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay Trung Nguyên đã có một mạng lưới gồm 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.
Sản phẩm cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với thị trường trọng điểm là Trung Quốc và Mỹ.
Ma trận SWOT của Trung Nguyên
Để hiểu chi tiết về chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên, cùng tham khảo ma trận SWOT của Trung Nguyên
Điểm mạnh
– Doanh nghiệp sở hữu trang trại cà phê và nhà máy sản xuất cà phê công suất lớn
– Cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên tiến cùng hệ thống phân phối rộng lớn
– Thương hiệu uy tín thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng hơn 20 năm kinh nghiệm
– Du nhập vào thị trường nước ngoài
Điểm yếu
– Hệ thống nhượng quyền ồ ạt, khó kiểm soát dẫn đến nhiều quán cà phê thiếu chuyên nghiệp.
– Bộ nhận diện thương hiệu thay đổi liên tục khiến khách hàng khó lòng nhận biết
– Nhiều dự án triển khai với chi phí cao, nhân lực phân tán khó tập trung vào thị trường
Cơ hội
– Dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh tỷ lệ thuận với khả năng tiêu thụ cà phê
– Cà phê trở thành nét văn hóa đẹp ở Việt Nam
– Nhu cầu uống cà phê của người Việt ngày càng đa dạng với các loại cà phê khác nhau
– Cơ hội để Trung Nguyên khẳng định chất lượng giữa tràn lan các loại cà phê trên thị trường
Thách thức
– Cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu trong nước và quốc tế như: Highlands Coffee, The Coffee House,…
– Chi phí thuê mặt bằng ngày càng tăng cao
Chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên
Chiến lược về sản phẩm
Trung Nguyên luôn đa dạng các sản phẩm nổi bật như: Cà phê hòa tan G7, Cà phê phin, Cà phê S, Cà phê Legend…Trong đó, chiến lược marketing của cafe G7 với hương vị đậm đà đã tạo ra tiếng vang rất lớn. Sản phẩm đã thay đổi cục diện của thị trường cà phê hòa tan tại thời điểm đó. Trung Nguyên khẳng định đây là “cà phê thứ thiệt”.
Trung Nguyên luôn đề cao chất lượng, mùi vị. Từng hạt cà phê được lựa chọn kỹ cho tới việc áp dụng các trang thiết bị xay nghiền. Ngoài ra còn kết hợp công thức rang và sấy độc đáo mang đến hương vị khác biệt trong từng ly cafe.
Chiến lược 4P của Trung Nguyên về sản phẩm tập trung vào “cà phê sáng tạo” và tính “cá nhân hóa”. Các sản phẩm được nghiên cứu về thị trường và nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Dòng cà phê gồm 5 sản phẩm chủ chốt đó là: Arabia, Robusta, Culi Robusta, Arabica Sẻ, Culi thượng hạng và Culi Arabica hảo hạng.
Chiến lược giá của cà phê Trung Nguyên
Trung Nguyên luôn giữ mức giá trung bình với đa dạng mức giá. Còn tùy thuộc vào từng sản phẩm, phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu sau đó phù hợp mức chi tiêu từng nhóm khách hàng. Ngoài ra, Trung Nguyên cũng thực hiện các chính sách giá ưu đãi, phân biệt. Chính vì vậy, chiến lược giá đã giúp Trung Nguyên chiếm ưu thế cạnh tranh so với đối thủ như: Nescafe, Vinacafe,…
Chi phí vận chuyển tiết kiệm vì vậy mỗi loại cà phê Trung Nguyên được hạ thấp và dễ cạnh tranh. Chỉ khoảng từ 7000 – 14000 đồng, mọi người hoàn toàn có thể thưởng thức một ly cà phê của Trung Nguyên. Còn với một ly cà phê hòa tan G7, khách hàng cũng có thể thưởng thức với mức giá phải chăng 21.000đ – 200.000đ.
Riêng chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên tại Mỹ và các nước Tây Âu thì phong cách tiêu dùng cà phê rất khác những nước Châu Á nên tại thị trường này Trung Nguyên đưa sản phẩm cà phê hòa tan G7 vào thâm nhập theo phương thức xuất khẩu đặt hàng.
Chiến lược phân phối
Trung Nguyên đi đầu về mô hình nhượng quyền kinh doanh. Tập đoàn cũng đã bắt kịp xu hướng khi sử dụng hình thức online store: “Trung Nguyên Coffee store”. Về các kênh phân phối, thương hiệu hiện có 3 kênh phân phối chính: Kênh truyền thống, kênh hiện đại và hệ thống nhượng quyền.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có khoảng 1,000 quán cà phê được Trung Nguyên nhượng quyền trên cả nước và có 8 quán ở nước ngoài. Với mô hình này, Trung Nguyên muốn nhắm tới những người muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị và giá trị cà phê.
Các kênh phân phối truyền thống bao gồm: Nhà phân phối; điểm bán hàng nhỏ hoặc cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng.
Trong Chiến lược marketing của cafe G7 của Trung Nguyên, thương hiệu đã cho xây dựng hệ thống G7 Mart. Hệ thống bán lẻ nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra, còn phân phối trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon, Taobao.com,… Thương hiệu cũng ứng dụng công nghệ trên các nền tảng mua hàng trực tuyến như Grab, Now, Go Food, Loship…, đẩy mạnh hợp tác với các đối tác thanh toán trực tuyến, kết hợp giao hàng tận nơi.
Chiến lược chiêu thị của cà phê Trung Nguyên
Trung Nguyên tập trung đến các hoạt động PR. Slogan mới dễ nhớ và gây ấn tượng – “Khơi nguồn sáng tạo”. Tập đoàn cũng chú trọng đến trách nhiệm với xã hội, với quốc gia như một lời cam kết bằng việc tài trợ dự án Học bổng du học nước ngoài hỗ trợ các thương hiệu khác khi họ gặp khó khăn như Thanh Long Việt Nam.
Trung Nguyên tập trung đầu tư vào các TVC quảng cáo chiếu vào khung giờ vàng trên VTV1, VTV3…
Chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên còn triển khai các chương trình khuyến mãi. Chẳng hạn như: giảm giá, mua 1 bình giữ nhiệt tặng 10 ly cà phê năng lượng, minigame,… Ngoài ra, Trung Nguyên cũng thực hiện hợp tác với các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Moca và giảm giá 50% khi thanh toán qua nền tảng này. Ngoài ra, Trung Nguyên còn thực hiện khai thác các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube,… để gia tăng lượt tiếp cận.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Circle K: Bứt phá trong ngành bán lẻ tiện lợi Việt Nam
Kết luận:
Chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên được thực hiện đúng đắn và thành công. Để cạnh tranh với các thương hiệu cà phê đa quốc gia, ông Vũ định vị thương hiệu Trung Nguyên như truyền thống Việt Nam bên cạnh đó xây dựng chiến lược marketing quốc tế của cà phê trung nguyên. Bên cạnh dấu ấn lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam nó còn thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc cùng những khát vọng cao đẹp.