Chiến lược marketing của Circle K: Bứt phá trong ngành bán lẻ tiện lợi Việt Nam

Chiến lược marketing của Circle K

Cửa hàng tiện lợi Circle K đã không quá xa lạ với người tiêu dùng Việt, thương hiệu đã trở thành một trong những chuỗi bán lẻ tiện ích dẫn đầu thị trường trong việc nắm bắt xu hướng thị trường và tâm lý khách hàng. Chiến lược marketing của Circle K đã phần nào giúp thương hiệu này tạo được chỗ đứng của mình trong tâm trí khách hàng.

Giới thiệu tổng quan về Circle K

Cửa hàng Circle K ra đời từ năm 1951 tại Hoa Kỳ với cái tên là KAY’s và nhanh chóng phát triển vượt trội tại US với hơn 1000 cửa hàng. Đến năm 1979, thương hiệu chính thức đổi tên thành Crcl K và xâm nhập vào thị trường quốc tế, trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ tiện lợi dẫn đầu thị trường.

Năm 2008, Circle K chính thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2016, thương hiệu mới bứt phá vươn lên thành một trong những thương hiệu quen thuộc phục vụ 24/7 của giới trẻ.

Tổng quan về Circle K
Tổng quan về Circle K

Khách hàng mục tiêu của Circle K: Vì tính chất tiện lợi, phục vụ những người bận rộn mà đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến là những bạn trẻ từ 16 đến 25 tuổi, thích khám phá. Ngoài ra, nhóm khách hàng mục tiêu của Circle K còn hướng đến những đặc điểm như:
– Người tiêu dùng khu vực thành thị, thành phố lớn, thích sự tiện lợi
– Người đi làm có ít thời gian nấu nướng, đi chợ truyền thông nên họ chọn những đồ ăn nhẹ cùng những thực phẩm tiện lợi khác để thay thế bữa chính
– Sinh viên, học sinh là những người tiêu dùng trẻ, thường tận dụng không gian trong cửa hàng Circle K để học tập, nghỉ ngơi.

Ma trận SWOT của Circle K

Điểm mạnh

  • Thương hiệu tiện lợi 24/7 với các sản phẩm đa dạng, trưng bày dễ tìm kiếm.
  • Bên cạnh đó, độ phủ lớn tập trung tại các khu vực thành thị đông dân cư.

Điểm yếu

  • Giá thành cao hơn so với các siêu thị, tạp hóa.
  • Ngoài ra, chưa đáp ứng được các mặt hàng thực phẩm sạch, tươi sống…
  • Thời gian chờ thanh toán, lấy đồ ăn khá lâu
  • Nhiều cửa hàng không có chỗ để xe, bảo vệ tài sản

Ma trận SWOT của Circle K

Cơ hội

Thị trường Việt Nam dân số trẻ nhiều, nhanh nhạy với các xu hướng và yêu thích sự tiện lợi.

Thách thức

– Mặt bằng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu như: diện tích lớn, gần trục đường lớn, gần khu dân cư…
– Nhiều đối thủ đang phát triển mô hình kinh doanh đòi hỏi Circle K cần tối ưu nguồn lực, chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của OMO: Bước đi khôn ngoan cho ngành FMCG Việt Nam

Chiến lược marketing của Circle K

Chiến lược sản phẩm của Circle K

Circle K đang cung cấp đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng: hàng hóa tổng hợp, mỹ phẩm, thực phẩm…

Ngoài ra, Circle K còn giới thiệu đến khách hàng món đồ uống đặc trưng lấy từ máy tại Circle K là món độc quyền của thương hiệu gây ấn tượng với khách hàng.

Circle K cũng rất chú trọng đến việc đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tại hệ thống cửa hàng. Ví dụ một số tiện ích như: dịch vụ giặt ủi, hóa đơn trả góp, nạp thẻ điện thoại…

Chiến lược sản phẩm của Circle K
Chiến lược sản phẩm của Circle K

 

Chiến lược giá của Circle K

Circle K hoạt động theo mô hình cửa hàng tiện lợi, mở cửa 24/7. Vì thế giá cả không phải là yếu tố rào cản. Cũng do đó mà các sản phẩm tại Circle K thường đắt hơn so với siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa.

Bên cạnh đó, Circle K đưa ra nhiều chương trình ưu đãi để khách hàng có thể mua được sản phẩm giá tốt hơn, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm. Khách hàng có thể mua combo giá rẻ hơn mua lẻ, giảm giá khi mua số lượng nhiều, hoàn tiền qua ví điện tử MoMo, ZaloPay, VNPay,…hay tặng vé xem phim.

Chiến lược phân phối của Circle K

Điểm đặc biệt là cửa hàng tiện lợi Circle K là có diện tích rất rộng, có thể nghỉ ngơi dùng bữa và luôn nằm ở các trục đường lớn, nơi đông người qua lại. Tuy nhiên, ít ai để ý là vào những năm 2012 – 2014, các cửa hàng Circle K chỉ có diện tích khoảng 25-50m2 ở các khu trung tâm Hồ Chí Minh với mục đích là duy trì thương hiệu.

Chiến lược phân phối của Circle K
Chiến lược phân phối của Circle K

Chiến lược xúc tiến của Circle K

Áp dụng thành thạo chiến thuật mua càng nhiều giá càng rẻ, các gói sản phẩm được đi chung thành các combo giảm giá đến 50% các mặt hàng khác nhau. Circle K đã thành công trong việc khiến khách hàng chốt nhiều đơn hơn số lượng họ cần mua.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Traveloka: Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á.

Kết luận:

Vì vậy để có thể cạnh tranh với các thương hiệu khác, nhà quản trị cần có một tầm nhìn và chiến lược marketing của Circle K để các thương hiệu học hỏi nhiều. Hãy cùng theo dõi Marketing – VN để đón đọc thêm bài viết hữu ích hơn nhé.

Rate this post

Author: thuytrang

Thuỳ Trang - với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, tham gia tích cực trong nhiều dự án quảng cáo và truyền thông cho các doanh nghiệp lớn, hứa hẹn sẽ mang lại những thông tin hữu ích nhất đến bạn đọc. Được hình thành từ lòng đam mê và sự yêu thích về lĩnh vực marketing, chắc chắn rằng những chia sẻ của Thuỳ Trang về kinh nghiệm, chiến lược, những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ là một hành trang giúp Marketers trẻ có thêm nhiều ý tưởng cho bài viết của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *