Tháp nhu cầu Maslow là gì? 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow là gì? 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

Đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực marketing hay quản trị kinh doanh thì chắc chẳn không thể không biết đến tháp nhu cầu Maslow. Vậy bạn đã biết tháp nhu cầu Maslow là gì? Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow trong marketing và quản trị như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp cho các bạn trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những thuyết quan trọng về tâm lý và động cơ của con người. Tháp Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra năm 1943, chính vì vậy mô hình này được đặt theo tên của ông. Tháp nhu cầu Maslow có 5 cấp độ nhu cầu của con người tương ứng với 5 tầng kim tự tháp. Mỗi tầng đều phản ánh mức độ và nhu cầu của con người theo cấp độ tăng lên.

Tháp nhu cầu Maslow là gì? 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow là gì? (Nguồn: Internet)

Hiện nay tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, có thể kể đến một số lĩnh vực phổ biến như quản trị kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự, đào tạo…Bên cạnh đó kim tự tháp còn lý giải được những hành vi mà ngay cả họ cũng không ý thức được việc đó. Ngoài ra tháp Maslow còn được sử dụng để giải thích cho một vài những hiện tượng thú vị trong đời sống hàng ngày.

5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

Như đã nói ở phần định nghĩa, tháp nhu cầu Maslow có 5 cấp độ tương ứng với 5 tầng kim tự tháp theo cấp độ tăng dần của nhu cầu con người. Để các bạn hiểu thêm về 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn ở bên dưới.

Tháp nhu cầu Maslow là gì? 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow. (Nguồn: Internet)

1. Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu nằm dưới đáy kim tự tháp là nhu cầu sinh lý. Những mong muốn cơ bản về thể chất cho cuộc sống của con người. Đây là những nhu cầu nếu không được đáp ứng kịp thời con, cơ thể con người sẽ không thể duy trì được sự sống. Cụ thể là đồ ăn, thức uống, không khí, ngủ,… Các nhu cầu liên quan đến sinh lý, sinh học là quan trọng nhất vì thế cần đáp ứng đầu tiên.

2. Nhu cầu được an toàn

Sau khi đã thoả mãn được nhu cầu về thể chất, sinh lý thì tầng thứ 2 được ưu tiên là nhu cầu về sự an toàn của họ. Những nhu cầu về sự an toàn như an toàn về sức khoẻ, an ninh trong gia đình, có tài chính an toàn, công việc an toàn,…

3. Nhu cầu xã hội

Tầng thứ 3 là nhu cầu xã hội, sau khi đã có được nhu cầu sinh lý và an toàn, con người sẽ chú trọng đến việc giao lưu xã hội, nhu cầu tình cảm. Theo tháp nhu cầu Maslow, việc hoà nhập với cộng đồng, tham gia các hội nhóm, có những người bạn thân thiết, có tình yêu, một gia đình hạnh phúc là nhu cầu của con người sau khi không còn phải lo đến “cơm áo, gạo tiền”, sự an toàn của mình. Con người rất ghét sự cô đơn, lo lắng, nếu thiếu sót điều này con người rất dễ lâm vào tình cảnh bị trầm cảm và khủng hoảng. 

4. Nhu cầu được kính trọng

Giống như mong muốn về tình cảm, được người khác quan tâm và yêu thương, thì con người cũng mong muốn được người khác kính trọng. Lòng tự trọng của con người thường rất lớn vì thế nhu cầu được người khác tôn trọng sẽ giúp họ mạnh mẽ hơn và tự tin hơn trong cuộc sống. 

5. Nhu cầu được thể hiện bản thân

Sau khi đã đáp ứng được 4 nhu cầu trên, điều làm con người thoả mãn nhất là việc được thể hiện bản thân của mình. Họ bắt đầu vào việc tập trung nhận ra khả năng đầy đủ của mình. Tháp nhu cầu Maslow đã miêu tả “Con người mong muốn đạt được tất cả các tham vọng trong lĩnh vực của họ. Họ mong muốn được đứng đầu, được hoàn thiện mình và mong muốn sở hữu những gì mình chưa có.” Ví dụ, nếu là sếp thì sẽ thành một vị sếp mẫu mực, là vận động viên thì sẽ trở thành một vận động viên hàng đầu thế giới.

Lời kết

Trên đây các bạn đã được tìm hiểu về 5 nhu cầu trong tháp nhu cầu Maslow. Mục đích của con người là muốn được thoả mãn nhu cầu của họ nhưng trước tiên họ cần phải đạt được các nhu cầu từ thấp đến cao. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho những ai đang làm trong lĩnh vực marketing, quản trị hay đào tạo,… Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Rate this post

Author: Khánh Khiêm

Khánh Khiêm - 8 năm kinh nghiệm tại vị trí SEO Manager, quản lý các dự án lớn, lên kế hoạch chiến dịch marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm thực chiến trong suốt những năm qua, không chỉ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về marketing, chia sẻ từ những dự án thực tế, giúp Young marketers tiếp cận gần hơn với lĩnh vực này và có những hướng đi đúng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *