Pain Point là gì? 3 cách xác định Pain Point khách hàng

Pain Point là gì? 3 cách xác định Pain Point khách hàng

Để có những chiến dịch Marketing thành công thì chúng ta cần phải hiểu được khách hàng của mình. Một trong số những yếu tố để đánh trúng tâm lý khách hàng đó chính là việc hiểu rõ “nỗi đau thầm kín” của họ. “Nỗi đau thầm kín” của khách hàng chúng ta có thể gọi đơn giản theo thuật ngữ là “Pain Point”. Vậy theo bạn, chính xác Pain Point là gì? Để hiểu rõ Pain Point là gì xin mời các bạn hãy cùng MarketingVN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Pain Point là gì? Các Pain Point chính hiện nay

Pain Point là gì? Pain Point hay nỗi đau của khách hàng là những điều mà khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đang gặp phải. Khi nắm bắt được nỗi đau của khách hàng, doanh nghiệp có thể cải thiện được về sản phẩm hoặc quy trình truyền thông để thôi thúc khách hàng sẵn sàng chi trả tiền để mua sản phẩm của họ.

Ví dụ đơn giản: Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng mong muốn chuyện quan hệ tình dục được thăng hoa thường tìm đến các sản phẩm giúp tăng cường sinh lý, kéo dài thời gian quan hệ…Tuy nhiên trong sâu thẳm, họ rất sợ những thuốc tăng cường sinh lý, kéo dài thời gian quan hệ ảnh hưởng đến việc sinh con, viêm nhiễm, hay có nhiều tác dụng phụ gây hệ luỵ về sau. Khi đã hiểu được tâm lý của khách hàng, doanh nghiệp đang kinh doanh về những sản phẩm này cần chứng minh cho họ biết sản phẩm của mình có chất lượng, có tác dụng như họ mong muốn và đặc biệt không gây ra những ảnh hưởng gì cho họ. Nếu sản phẩm của bạn làm được điều này chắc chắn việc bán hàng của doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi.

Pain Point là gì? Những nỗi đau của khách hàng

Pain Point là gì? Nỗi đau của khách hàng là gì? Những nỗi đau của khách hàng, customer pain point là gì? (Nguồn: Wordstream)

Một ví dụ khác về nhãn hàng Comfort: Khi giặt quần áo bằng bột giặt, chị em thường phải xả đi xả lại rất nhiều lần thì mới có thể sạch hết xà phòng. Điều này không chỉ tốn kém về thời gian mà còn ảnh hưởng đến da tay của chị em. Hiểu được “điểm yếu” này, Unilever đã tung ra thị trường nước xả vải comfort một lần xả để giải quyết được vấn đề đó. Ngay từ khi ra mắt sản phẩm đã bán rất chạy không chỉ tại thị trường Việt Nam mà trên toàn Thế giới.

Pain Point là gì? 3 cách xác định Pain Point khách hàng

Chiến lược truyền thông khai thác Pain Point của Comfort (Nguồn: Comfort)

Chỉ với 2 ví dụ cơ bản trên, có thể nói Pain Point rất phức tạp và đa dạng. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể chia Pain Point thành 4 loại chính bao gồm:

  • Financial Pain Point (điểm đau về tài chính):
  • Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất):
  • Process Pain Point (điểm đau về quá trình):
  • Support Pain Point (điểm đau về sự hỗ trợ):

Pain Point là gì? 3 phương pháp xác định Pain Point khách hàng

Pain Point là gì? Có 4 loại Pain Point chính liên quan đến tài chính, năng suất, quá trình và sự hỗ trợ. Content nỗi đau của khách hàng (Nguồn: Outboundengine)

3 cách xác định Pain Point khách hàng cho doanh nghiệp

Để tìm chính xác Pain Point của khách hàng thì chúng ta cần dựa vào phương pháp định tính. Bởi có thể hai người có cùng “nỗi đau” giống nhau nhưng nguyên nhân của nỗi đau mỗi người lại có thể khác nhau. Dựa vào định tính sẽ giúp các bạn hiểu được khách hàng hơn là những con số thống kê định lượng. Ngay bây giờ hãy cùng xem 3 phương pháp để tìm chính xác Pain Point của khách hàng.

Nói chuyện, đặt câu hỏi cho các khách hàng hiện tại

Những khách hàng hiện tại là những khách hàng mà bạn đã và đang giải quyết được nhu cầu Pain Point của họ. Vì vậy hãy nói chuyện và phỏng vấn trực tiếp họ để có thể biết được những khó khăn và vướng mắc mà họ không tìm được ở những sản phẩm khác và lựa chọn sản phẩm của bạn. Sau những khảo sát đó, bạn có thể rút ra kinh nghiệm và áp dụng với khách hàng tiềm năng.

Pain Point là gì? Phương pháp nói chuyện, đặt câu hỏi cho các khách hàng hiện tại

Cần biết được khách hàng cần gì, khách hàng muốn gì và khách hàng mua gì (Nguồn: Linkedin)

Trao đổi, hỏi các salesman

Salesman chính là những người gần gũi khách hàng nhất. Đặc biệt là những Telesale, họ có nhiệm vụ trò truyện và hỏi đáp với khách hàng. Vì thế họ cũng là những người có thể hiểu rõ được tâm lý khách hàng. Hãy trao đổi với Salesman để có được thêm nhiều thông tin về khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng hơn. Biết đâu bạn sẽ tìm ra những Pain Point thú vị nào khác ngoài những Pain Point mặc định của sản phẩm. Hãy đặt những câu hỏi cho Salesman và có thể vẽ ra chân dung của khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu những Pain Point của đối thủ

Để vẽ chân dung của khách hàng, ngoài việc tập trung vào sản phẩm và thông tin khách hàng của mình thì bạn cũng cần nghiên cứu những Pain Point của đối thủ. Hãy thử đặt những câu hỏi như: Đối thủ sử dụng Pain Point là gì? Đối thủ đang nhấn mạnh vào lợi thế gì?… Sau đó hãy truy cập vào trang mạng xã hội, hoặc website của đối thủ để nghiên cứu, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm đối thủ. Chọn lọc và phát huy những điểm mạnh, khai thác những Pain Point để thương hiệu của bạn hoàn chỉ hoặc mới lạ hơn.

Pain Point là gì? Nghiên cứu những Pain Point của đối thủ

Nghiên cứu những Pain Point của đối thủ để khai thác cho thương hiệu của mình (Nguồn: Sapo)

>>> Xem thêm: Thương hiệu là gì?

Kết

Pain Point đóng vai trò cực kì quan trọng trong chiến lược kinh doanh và Marketing của doanh nghiệp. Vì thế, để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp tốt hơn, các bạn cần hiểu rõ Pain Point là gì cũng như xác định được chính xác Pain Point của doanh nghiệp để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Rate this post

Author: Khánh Khiêm

Khánh Khiêm - 8 năm kinh nghiệm tại vị trí SEO Manager, quản lý các dự án lớn, lên kế hoạch chiến dịch marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm thực chiến trong suốt những năm qua, không chỉ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về marketing, chia sẻ từ những dự án thực tế, giúp Young marketers tiếp cận gần hơn với lĩnh vực này và có những hướng đi đúng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *