Frequency là gì? Sự thật đằng sau công nghệ Frequency

Frequency là gì? Sự thật đằng sau công nghệ Frequency

Công nghệ Frequency là gì? Tầm quan trọng của công nghệ Frequency trong digital marketing là gì? Tại sao nói Frequency là lời giải cho bài toán Digital Marketing? Đây là một trong số những câu hỏi được các bạn đọc gửi về cho MarketingVN trong những ngày gần đây. Vậy chính xác Frequency là gì? Để giải đáp cho những câu hỏi trên, xin mời các bạn hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Frequency là gì?

Để có thể hiểu rõ định nghĩa Frequency là gì đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số định nghĩa liên quan khác.

Reach: Số lượng người mà quảng cáo tiếp cận được.

Impressions: Số lần quảng cáo được hiển thị.

Dựa vào hai thông số Reach, Inpressions thì chúng ta có thể tính toán được Frequency.

Vậy Frequency tính như thế nào? Frequency được tính bằng Số Impressions chia số Reach (Impressions/Reach). Trong đó, Frequency là số lần trung bình quảng cáo tiếp cận đến một người.

Có thể lấy ví dụ cụ thể: Trong chiến dịch quảng cáo, quảng cáo của bạn có số lượt hiển thị CPM là 18.215 trên tổng số người tiếp cận là 13.573, từ những con số trên chúng ta có thể thấy Frequency (tần suất quảng cáo) cho ra giá trị là 1,34 lần. Nói một cách dễ hiểu thì trung bình mỗi người có thể nhìn thấy quảng cáo là 1,29 lần.

Frequency là gì? Sự thật đằng sau công nghệ Frequency

Frequency là gì? (Ảnh: Admico)

Công nghệ Frequency – Lời giải cho bài toán digital marketing.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc quản lý không tốt tần suất quảng cáo Frequency có thể gây ra lãng phí và thiệt hại cho doanh nghiệp lên đến hàng triệu đô. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm soát Frequency của các doanh nghiệp còn rất hạn chế và không được chú trọng.

Người ta còn chứng minh, mỗi thông điệp hoặc banner hiển thị 5 – 8 lần trên mỗi độc giả trong một chiến dịch thì được coi là quảng cáo hiệu quả. Nếu tỉ lệ hiển thị trung bình dưới mức 5 thì rất khó tạo ấn tượng và ghi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng. Ngoài ra việc tỉ lệ hiển thị đạt trên mức 8 cũng gây ra cảm giác khó chịu, phiền toái cho độc giả bên cạnh đó còn gây tốn kém chi phí ngân sách marketing của doanh nghiệp.

Frequency là gì? Lời giải cho bài toán digital marketing.

Frequency cap là gì? Dram frequency là gì? Frequency response là gì? (Ảnh: marketingAi)

Hiểu được những hạn chế của doanh nghiệp, công nghệ Frequency đã ra đời như một lời giải cho bài toán Digital marketing. Vậy công nghệ Frequency là gì? Về cơ bản, công nghệ Frequency chính là công nghệ trong việc kiểm soát số lượng hiển thị quảng cáo của độc giả và cân bằng tần suất hiển thị quảng cáo. Có thể lấy ví dụ: Số lượt xem mỗi ngày sẽ được hạn chế: Bao nhiêu lần trên ngày, tuần hoặc trong cả một chiến dịch,…

Set Frequency dựa vào các yếu tố nào?

Dựa vào mục đích của nhãn hàng/ doanh nghiệp: Đối với mỗi mục đích của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, mỗi nhu cầu nhận diện thương hiệu khác nhau và frequency cũng cần tiếp cận các mức độ đối tượng khác nhau.

Dựa vào loại hình quảng cáo sử dụng: Mỗi phương án, loại hình frequency khác nhau sẽ gây ấn tượng cho từng nhóm user khác nhau, từ có có thể thấy lượng frequency để đạt hiệu quả cũng sẽ khác nhau.

>>> Xem thêm: Digital Marketing là làm gì?

Lời kết

Frequency là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp bạn. Qua đây, chúng ta cũng đã biết được công nghệ Frequency là gì, từ đó có thể áp dụng vào trong doanh nghiệp để kiểm soát số lần hiển thị quảng cáo được tốt hơn. Bên cạnh đó Frequency cũng là chìa khoá để doanh nghiệp có thể tiết kiệm được ngân sách marketing một cách hiệu quả.

Rate this post

Author: Khánh Khiêm

Khánh Khiêm - 8 năm kinh nghiệm tại vị trí SEO Manager, quản lý các dự án lớn, lên kế hoạch chiến dịch marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm thực chiến trong suốt những năm qua, không chỉ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về marketing, chia sẻ từ những dự án thực tế, giúp Young marketers tiếp cận gần hơn với lĩnh vực này và có những hướng đi đúng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *