Hành vi tiêu dùng thời trang ở Việt Nam đã thay đổi thế nào sau đại dịch?

Hành vi tiêu dùng thời trang ở Việt Nam đã thay đổi thế nào sau đại dịch?

Không thể phủ nhận những tác động to lớn của dịch Covid-19 lên mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trên thế giới mà trong đó, ngành thời trang cũng không phải ngoại lệ. Nhìn vào thị trường Việt Nam nói riêng, hành vi tiêu dùng thời trang đã có những thay đổi như thế nào trước đại dịch? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Marketing-VN.

Thực trạng hành vi tiêu dùng thời trang tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, hành vi tiêu dùng thời trang trên các nền tảng trực tuyến có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự phát triển này đến từ những thương hiệu thời trang trong nước với những lượt tương tác rất lớn ở trên các trang mạng xã hội. Mua sắm thời trang online qua mạng xã hội như Facebook, Instagram ngày càng trở nên được ưa chuộng hơn bởi chính sự đa dạng, nhanh chóng, tiện lợi của nó.

Tuy nhiên, hệ thống cửa hàng thời trang offline vẫn sẽ luôn tồn tại. Tính đến hết năm 2020, 80% doanh thu của các thương hiệu thời trang Việt Nam đến từ những cửa hàng offline. Điều đó cho thấy, khách hàng vẫn luôn cần đến cửa hàng offline ngay cả khi nhu cầu mua sắm online tăng mạnh. Đặc biệt đối với lĩnh vực thời trang, cửa hàng offline còn là nơi để thử đồ trước khi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng.

Thực trạng hành vi tiêu dùng thời trang tại Việt Nam

Thực trạng hành vi tiêu dùng thời trang tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Do đó, sự hiện diện trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội của các thương hiệu thời trang Việt Nam trở thành một điều tất yếu. Hơn thế nữa, mạng xã hội còn là nơi khởi đầu của rất nhiều thương hiệu vừa và nhỏ nội địa. Bởi lẽ, việc phát triển một kênh bán hàng trên mạng xã hội không tốn quá nhiều công sức và chi phí của so với một trang web hoặc một cửa hàng offline. Người Việt còn có thói quen mua sắm qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram hơn là trên website của cửa hàng.

>> Đọc thêm: Thương hiệu là gì? Yếu tố tạo nên 1 thương hiệu hoàn hảo

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến hành vi tiêu dùng thời trang của người Việt như thế nào?

Thực tế cho thấy, hành vi tiêu dùng thời trang của người Việt không bị tác động nhiều trong thời điểm dịch bệnh. Họ đã và đang dần chuyển hướng từ mua sắm tại cửa hàng offline sang online. Theo nghiên cứu từ Bộ Công Thương, trong 1 năm gần đây, doanh số của các trang thương mại điện tử tăng đã tăng trưởng rất mạnh mẽ. Trong số đó, thời trang là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất ở xu hướng này. Mua sắm trực tuyến đã được diễn ra trong một thời gian khá dài và dần tạo nên thói quen của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong năm 2020, có khoảng gần 50 triệu triệu người Việt Nam đã từng mua sắm trực tuyến. Con số này đã đứng đầu thị trường Đông Nam Á và sẽ còn không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy, nhu cầu mua sắm trực tuyến đã tăng trưởng rất nhiều qua từng năm.

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến hành vi tiêu dùng thời trang của người Việt như thế nào?

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến hành vi tiêu dùng thời trang của người Việt như thế nào?

Trong tương lai, hành vi tiêu dùng thời trang của người Việt sẽ ra sao?

Một điều tất yếu trong thời đại ngày nay chính là công nghệ sẽ lên ngôi. Trong tương lai, thị trường thời trang sẽ tối ưu hoá những công nghệ, tính năng hiện tại nhằm giúp khách hàng có nơi mua sắm an toàn, tiện lợi hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển về chất lượng và công nghệ của các thương hiệu thời trang Việt sẽ giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Một trong những rào cản lớn nhất mà thị trường thời trang Việt Nam đang gặp phải đó là hình thức kinh doanh tự phát. Hiện nay, đã có rất nhiều cửa hàng thời trang nội địa khởi nghiệp kèm theo sự thiếu chuyên nghiệp trong cách vận hành, phục vụ khách hàng. Điều này khiến họ không thể tồn tại trên thị trường trong thời gian lâu dài để có thể thay đổi hành vi tiêu dùng thời trang của người Việt. Vì vậy, người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn có sự ưu tiên sử dụng các sản phẩm nước ngoài như: Nike, Adidas, Zara, H&M,… hơn là những sản phẩm nội địa.

Các trang web thương mại điện tử về thời trang đến từ các thương hiệu trên đã thu hút lượng người dùng cực lớn trong khu vực của họ. Nó đã đem về doanh thu lên đến hàng tỉ USD mỗi năm bởi những tính năng công nghệ tiện lợi được áp dụng. Vì vậy, thị trường thời trang nội địa Việt Nam sẽ ngày càng phát triển trong tương lai, đồng thời học hỏi từ các thương hiệu nước ngoài. Họ sẽ tận dụng xu hướng mua sắm thời trang của hiện tại và tạo ra những thứ hiện đại hơn cho chính người tiêu dùng trong tương lai.

Kết luận

Có thể nói, hành vi người tiêu dùng thời trang luôn là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh và tiếp thị của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Do đó, ngành công nghiệp thời trang đang có những bước chuyển mình sang thời trang công nghệ số hoá để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

>>> Xem thêm: Hành vi người tiêu dùng và các yếu tố tác động tới nó

Rate this post

Author: Linh Hà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *