Growth hacking đang trong giai đoạn phát triển, đi những bước đi đầu tiên tại thị trường Việt Nam, chính vì thế những tài liệu về Growth hacking chưa được nhiều nên đa vô tình trở ngại cho các doanh nghiệp ứng dụng growth hacking vào các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Growth Hacking là gì, growth hacking có giống với marketing hay không. Trên thế giới growth hacking đã được sử dụng như thế nào?
Mục lục
Growth Hacking là gì
Growth hacking hay còn được biết với tên khác là Growth Marketing, có thể hiểu là sử dụng chiến lược marketing một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí để giúp phát triển và duy trì cơ sở người dùng đang hoạt động. “Hack” có ý nghĩa như sử dụng những mẹo để mọi thứ được đơn giản, dễ dàng hơn.
Growth hacking thường được kết hợp với các doanh nghiệp startup và các doanh nghiệp nhỏ, hoặc với các doanh nghiệp không có nhiều tiền nhưng muốn thu lại một kết quả nhanh chóng hơn. Nhưng growth hacking cũng có thể được áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn duy trì sự tăng trưởng và lượng người dùng hoạt động.
Growth hacking là gì?
Sự khác biệt giữa Growth Hacking và Marketing truyền thống là gì.
Đã có rất nhiều người lầm tưởng Growth Hacking và Marketing có ý nghĩa giống nhau. Tuy nhiên 2 khái niệm này có nhiều điểm khác nhau. Dù Growth Hacking giống marketing ở mục đích cuối cùng là giúp nhiều người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, Growth hacking khác marketing ở chỗ dựa nhiều vào các chiến thuật chứ không như marketing, sử dụng những ngân sách lớn.
Thông thường, Growth hacking sẽ được kết hợp với marketing nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất nhưng sử dụng một lượng ngân sách nhỏ nhất. Ví dụ: Email tự động, biểu mẫu đăng ký, hoặc giúp bạn dễ dàng tìm thấy những người khác bạn biết cách sử dụng cùng một website hoặc dịch vụ
Cách thức hoạt động của Growth hacking là gì
Khi thực hiện growth hacking thì bạn phải tìm ra lý do tại sao bạn phát triển và tìm cách để thực hiện điều đó. Những startup thường sử dụng phễu tăng trưởng AARRR của Dave McClure làm công thức phát triển. Phễu này bao gồm.
- Acquistion (Tiếp xúc lần đầu): Người dùng tìm tới bạn và tiếp xúc lần đầu
- Activation (Tương tác): Người dùng có hoạt động tương tác với sản phẩm
- Retention (Duy trì): Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, người dùng sẽ duy trì tương tác với doanh nghiệp
- Revenue (Tạo doanh thu): Khách hàng bỏ tiền để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, tạo doanh thu cho doanh nghiệp
- Referral (Giới thiệu): Khi khách hàng cảm thấy sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, họ có thể giới thiệu cho người thân, bạn bè
cách thức hoạt động của growth hacking là gì
Dù bằng cách nào, mục tiêu cuối vẫn là để có được lưu lượng truy cập và khách truy cập, biến khách truy cập thành người dùng và giữ chân những người dùng để trở thành khách hàng hài lòng.
Làm thế nào để bắt đầu Growth Hacking
Khi tạo ra sản phẩm thì bạn nên thử nghiệm xem sản phẩm có được người tiêu dùng đón nhận hay không, có sẵn sàng chi trả tiền để sử dụng sản phẩm của bạn hay không. Từ đó sẽ giúp thu thập dữ liệu và điều chỉnh chiến thuật growth marketing cho phù hợp.
Bạn cũng nên thường xuyên cập nhật sản phẩm của mình và tổng hợp những phản hồi từ khách hàng để xem mình có đi sai hướng hay không. Đồng thời cũng nên cập nhật sản phẩm và tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng và thử nghiệm A/B testing và các kỹ thuật tối ưu hóa chuyển đổi rất quan trọng cho việc tăng tốc hiệu quả.
Growth hacker là ai
Growth hacker là từ để chỉ những người sử dụng những chiến lược sáng tạo với chi phí thấp nhất để giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng. Growth hacker cũng thường được gọi là Growth marketer, nhưng đặc biệt Growth hacker không đơn giản chỉ là những marketer. Các Growth Hacker biết cách thiết lập ưu tiên tăng trưởng, xác định các kênh để mua lại khách hàng, đo lường thành công, và tăng trưởng về quy mô.
- Growth hacker chỉ tập trung đến những chiến lược liên quan đến phát triển doanh nghiệp
- Growth hacker đưa ra giả thuyết và thử nghiệm các chiến lược tăng trưởng sáng tạo
- Growth hacker phân tích lại những gì có thể hoạt động