Khi mà nền công nghiệp toàn cầu đang có xu hướng thay đổi thì cũng là lúc mà các doanh nghiệp cần phải chuyển mình để thích nghi với thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, việc phải sửa đổi thiết kế sản phẩm liên tục là một điều tất yếu. Để giải quyết được vấn đề đó thì thuật ngữ R&D đã ra đời. Vậy bạn có biết RD là gì không? Nếu còn mơ hồ với khái niệm này thì mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
RD là gì?
RD hay R&D viết tắt của cụm từ Research & Development được hiểu là nghiên cứu phát triển. Trong lĩnh vực kinh doanh, RD chính là chìa khoá giúp các doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới thành công.
Hiểu nôm na, RD là nhiều hoạt động khác nhau được doanh nghiệp thực hiện để phát triển sản phẩm mới hay cải thiện những sản phẩm cũ. Các hoạt động của RD có thể là nghiên cứu công nghệ – kỹ thuật, đầu tư, trao đổi, mua bán, phát triển sản phẩm và tất cả các công việc liên quan đến mục đích giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
RD là gì? Rd la viết tắt của từ gì?
Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sẽ giải quyết được nhu cầu của thị trường cũng như cải thiện được dịch vụ và chất lượng sản phẩm trước khi trao đến tay người tiêu dùng.
Tố chất của người làm RD là gì?
Thông thường trong mỗi doanh nghiệp kinh doanh sẽ có một bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Vậy những người làm nghiên cứu và phát triển (RD) cần có những tố chất gì?
Người làm RD phải có trình độ về ngoại ngữ tốt do tính chất công việc của họ đòi hỏi phải nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Vậy nên, tố chất đầu tiên cần yêu cầu của người làm RD chính là phải thành thạo được ngoại ngữ. Việc đọc, dịch và hiểu các tài liệu quan trong sẽ giúp cho việc tổng hợp và phân tích các sản phẩm được thuận lợi hơn.
Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D là gì?
Tố chất thứ hai của người làm công việc RD chính là sự sáng tạo, năng động và không sợ khó. Do phải thường xuyên tiếp xúc với các bộ phận khác và khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, vậy nên công việc RD đòi hỏi người thực hiện phải có sự năng động, nhanh nhẹn và tự thực hiện công việc độc lập để giải quyết các tình huống. Ngoài ra, người làm RD cũng cần có tư duy Marketing để có thể phục vụ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và đánh giá thị trường cũng như sự cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ khác.
Tầm quan trọng của RD trong kinh doanh
Như đã đề cập ở hai phần trên, chắc hẳn bạn đọc cũng phần nào đó hiểu được tầm quan trọng của người làm RD là gì trong việc phát triển kinh doanh rồi phải không nào. RD có sức ảnh hưởng lớn liên quan mật thiết đến sự cấu thành trong quá trình tạo ra các sản phẩm và công nghệ sản xuất mới trong doanh nghiệp. Tầm quan trọng của RD còn được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của quốc gia và điều kiện phát triển doanh nghiệp.
Không những thế, bộ phần RD còn đem lại những báo cáo quan trọng giúp phục vụ cho việc nâng cao hiệu suất trong lĩnh vực kinh doanh. Trong các doanh nghiệp đội ngữ RD luôn được kỳ vọng tạo ra sự tăng trưởng và sự đổi mới về mặt công nghệ và sản phẩm trong tương lai của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: POC là gì
Kết
Qua đây, khi hiểu được RD là gì chúng ta có thể thấy rõ RD có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp. Quá trình RD trong doanh nghiệp nếu được đầu tư chi phí và quan tâm kịp thời sẽ là chìa khoá để mở ra các sản phẩm mới hữu ích đến tay người tiêu dùng. Hi vọng trong tương lai không xa RD ở Việt Nam sẽ được chú trọng đúng mức để có thể cạnh tranh với các thị trường doanh nghiệp nước ngoài.