POC là gì? Ứng dụng POC trong các lĩnh vực của cuộc sống

POC là gì

Trong một công ty, có rất nhiều ý tưởng sáng tạo được đưa ra nhưng để nó có thể áp dụng vào thực tế lại là một việc cần phải rất cân nhắc. Việc cân nhắc này liên quan đến một thuật ngữ mà có thể ít người biết, đó là bằng chứng về khái niệm (POC). Vậy chính xác thì POC là gì? Nó đem lại những lợi ích gì trong các ngành nghề hiện nay?

Hiện nay POC được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực của cuộc sống như là IT, kỹ thuật, điện ảnh, kinh doanh, bảo mật,.. Tuy vậy dường như thuật ngữ POC là gì vẫn còn rất mới mẻ. Để giúp các bạn hiểu được về khái niệm POC và những lợi ích mà nó mang lại thì MarketingVn mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

POC là gì?

POC viết tắt của Proof of Concept có thể hiểu là bằng chứng về khái niệm. Hiện nay, thuật ngữ POC được sử dụng khá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp.

Hiểu nôm na, POC là việc tiến hành thử một phương pháp hay ý tưởng nào đó để chứng minh tính khả thi mà nó đem lại. Bên cạnh đó POC còn giúp chứng minh các lý thuyết có thể vận dụng vào trong thực tiễn hàng ngày xung quanh chúng ta có ảnh hưởng tới con người.

POC là gì

What is POC? POC là gì? POC là viết tắt của từ gì? POC nghĩa là gì? POC Proof of concept là gì?

Mục đích quan trọng mà POC hướng đến là chứng minh một lý thuyết cụ thể bằng việc thử nghiệm chúng. Có thể đây chỉ là một phần nhỏ trong phần tổng quan, nhưng lại đóng một vai trò không hề nhỏ trong công việc phát triển của doanh nghiệp.

Lợi ích của POC là gì?

Nếu ai xem thường lợi ích mà POC mang lại thì quả thực là một sai lầm rất lớn. Cụ thể, mời bạn hãy cùng xem một số lợi ích tiêu biểu của POC sau đây:

– Tiết kiệm công sức, tiền bạc vào những điều không khả thi.

– Tiết kiệm thời gian cho những việc không cần thiết.

– Giúp những ý tưởng về sản phẩm được đưa vào thực tiễn hiệu quả

– Giúp các sản phẩm tung ra thị trường được hoàn thiện hơn.

Lợi ích của POC là gì?

Lợi ích của triển khai POC là gì?

Ứng dụng của POC trong các lĩnh vực

Với những thông tin kể trên, bạn đọc chắc cũng đã nằm lòng được khái niệm và lợi ích của POC là gì rồi phải không? Để các bạn có thêm niềm tin hơn về POC thì chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số ứng dụng của POC trong các ngành nghề sau:

Ứng dụng POC trong IT

Trong ngành công nghiệp phát triển phần mềm, POC (bằng chứng về khái niệm) được ứng dụng nhiều ở các sản phẩm đầu ra công nghệ. Dựa trên POC, các doanh nghiệp công nghệ có thể bổ sung, cập nhật các tính năng hữu dụng trên sản phẩm. Ngoài ra POC còn được ứng dụng trong việc phân tích, tìm ra các lỗi sai về sản phẩm để khắp phục kịp thời trước khi tung ra thị trường.

Ứng dụng POC trong IT

Test POC là gì? Ứng dụng Proof of Concept trong IT

Ứng dụng POC trong Bảo mật

Đối với đặc thù của lĩnh vực bảo mật là tuyệt đối không được có sai sót để lộ nhiều lỗ hổng. Vì thế POC sẽ được ứng dụng giúp chứng mình hệ thống bảo mật khó có thể bị xâm phạm qua đó bổ sung thêm nhiều tính năng cần thiết giúp cạnh tranh với nhiều đối thủ cùng lĩnh vực.

Ngoài ra việc hoàn thiện các tính năng cũng là giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian khi không may phải xử lý các lỗ hổng bảo mật trong quá trình sử dụng của người dùng.

Ứng dụng POC trong Kinh doanh

Ở lĩnh vực kinh doanh, bạn phải thực hiểu rõ POC là gì thì mới có thể đem đến hiệu quả cao về doanh thu và phát triển doanh nghiệp. POC (bằng chứng khái niệm) được ứng dụng để chứng minh sản phẩm/dịch vụ trong kinh doanh hoàn hảo, đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm hữu ích nhất. Một trong những yếu tố của POC ứng dụng trong kinh doanh đó là sử dụng khách hàng làm trọng tâm, việc này có thể cho khách hàng dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp và nhờ họ đánh giá nhận xét về sản phẩm đó. Đây là công việc quan trong để đánh giá chất lượng và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm trước khi được công bố phân phối đến tay người tiêu dùng.

Ứng dụng POC trong Kinh doanh

Ứng dụng Proof of Concept trong kinh doanh, POC trong đấu thầu, POC dự án

Ứng dụng POC trong các ngành kỹ thuật

Bằng chứng về khái niệm trong ngành kỹ thuật thường được ứng dụng khi cần chứng minh các ý tưởng về một sản phẩm nào đó. Thường thì các sản phẩm cập nhật hoặc trước khi ra mắt phải được thử nghiệm. Do các sản phẩm về kỹ thuật thường có chi phí khá lớn và đắt đỏ vậy nên vai trò của POC lại càng được đề cao để tranh việc tổn thất không nhỏ về chi phí của các nhà đầu tư.

Ứng dụng POC trong ngành công nghiệp điện ảnh

Đối với các dự án lớn của ngành điện ảnh thì việc sử dụng kỹ xảo là việc rất phổ biến. Mà đa số các kỹ xảo của những bộ phim bom tấn hiện nay đều có chi phí cực khủng. Để làm tốt điều đó và không bị mắc sai lầm thì việc thử nghiệm và ứng dụng POC là một điều các đoàn làm phim nên quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bộ phim.

Các bước thực hiện POC hiệu quả

Mỗi ngành nghề đều có những cách thực hiện POC khác nhau, tuy nhiên bất kì cách thực hiện nào cũng cần phải hiểu POC là gì để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây mời bạn cùng xem tổng quát về 5 bước để thực hiện POC sao cho hiệu quả.

Bước 1: Xác định cơ hội: Cân nhắc lựa chọn đối thủ, tìm hiểu các giải pháp, làm việc cùng những chuyên gia đầu ngành, kết hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của những nguồn nhân lực đang có.

Bước 2: Mô tả vấn đề và dữ liệu: Nắm rõ tổng quan cơ hội và phân loại chúng thành các hạng mục một cách khoa học: lập luận, dẫn chứng, nhận thức, hay thị giác máy tính.

Bước 3: Xây dựng và phát triển giải pháp: Xây dựng lên mô hình bằng cách sử dụng dữ liệu để tiến hành thử nghiệm. Qua đó, có thể kiểm tra được độ chính xác ban đầu của mô hình và từ đó đưa ra quyết định phát triển giải pháp và điều chỉnh chuyên sâu hơn.

Bước 4: Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Thẩm định cùng các kỹ sư với các yêu tố như là: đo lường, thiết kế, thử nghiệm liên tục,… Bên cạnh đó còn có những yếu tố thẩm định như: Tính chính xác, độ hoàn thiện và thời điểm hoàn thành. Tiếp theo sẽ thẩm định các yếu tố sau áp dụng và giải pháp: Độ linh hoạt, kỹ thuật, tính tương thích, quy mô.

Bước 5: Mở rộng quy mô của POC: Mở rộng suy luận về viễn cảnh doanh nghiệp, cơ sở vật chất, điều chỉnh và tối ưu giải pháp POC, lên kế hoạch quy trình quản lý và vận hành.

>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì

Lời kết

Bất kỳ các lĩnh vực nào thì cũng nên hiểu rõ khái niệm POC là gì để ứng dụng nó hiệu quả. Hơn thế đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh việc tìm hiểu về ứng dụng POC sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và tạo uy tín trong mắt khách hàng nhiều hơn. Đừng xem thường POC, có thể nó chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong phần tổng thể nhưng nói đóng một vai trò vô cùng quan trọng đó. Hi vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ bạn đọc đã hiểu rõ POC là gì cũng như lợi ích mà nó đem lại. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của MarketingVN.

Rate this post

Author: Khánh Khiêm

Khánh Khiêm - 8 năm kinh nghiệm tại vị trí SEO Manager, quản lý các dự án lớn, lên kế hoạch chiến dịch marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm thực chiến trong suốt những năm qua, không chỉ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về marketing, chia sẻ từ những dự án thực tế, giúp Young marketers tiếp cận gần hơn với lĩnh vực này và có những hướng đi đúng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *