Dutch Lady đã có thành quả sau nhiều năm phát triển mang đến các sản phẩm chăm sóc về dinh dưỡng cho mọi người tiêu dùng. Với chiến lược marketing của Dutch Lady đúng đắn thương hiệu dần củng cố vị thế hàng đầu thị trường sữa.
Mục lục
Đôi nét về thương hiệu Dutch Lady
Dutch Lady Milk Industries Berhad là nhà sản xuất sữa bò và các sản phẩm từ sữa ở Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Brunei, Philippines và Việt Nam từ những năm 1960. Dutch Lady Milk Industries Berhad hiện là một công ty con của FrieslandCampina. Năm 2011, Dutch Lady Milk Industries Berhad đi đầu thị phần trong phân khúc sữa dành cho trưởng thành. Trong đó, Dutch Lady nắm giữ 40% thị phần quốc gia. Tập đoàn đang có trụ sở ở 48 quốc gia trên toàn thế giới với rất nhiều loại sản phẩm liên quan đến sữa có vị thế vững chắc và nổi tiếng.
Dù là thương hiệu ngoại quốc đến từ Hà Lan nhưng Dutch Lady đã nhanh chóng khẳng định vị thế không thua kém Vinamilk tại Việt Nam. Chiến lược marketing của Dutch Lady liên tục được đưa ra mang lại ưu thế vượt trội. Dutch Lady do có nhiều phân khúc nên họ định vị sẵn cho dòng sữa nước “cùng bé yêu khôn lớn”.
Ma trận SWOT của Dutch Lady
Điểm mạnh của Dutch Lady
Độ nhận diện thương hiệu cao
Dutch Lady có độ phủ thương hiệu cao tại Việt Nam. Theo khảo sát về thị phần sữa tại Việt Nam thì ngoài Vinamilk (25%) và Abbott (24.6%), Dutch Lady chiếm thị phần khoảng 16% thị phần và đứng ở vị tri thứ ba. Thương hiệu Dutch Lady có nhiều sản phẩm chiếm được thiện cảm của khách hàng như các dòng sữa tiệt trùng hoặc Yomost, Fristi. Đây là những dòng sản phẩm đưa tên tuổi của Dutch Lady đến gần hơn với khách hàng.
Đa dạng sản phẩm
Thương hiệu luôn được đánh giá là ngon miệng, lành tính với người tiêu dùng, tiện lợi và có độ tin tưởng cao về chất lượng. Ngoài ra, Dutch Lady cũng sở hữu danh mục các sản phẩm về sữa như: sữa bột, sữa đặc, sữa chua ăn dạng lỏng,… Các dòng sản phẩm của Dutch Lady được đánh giá an toàn với người tiêu dùng.
Môi trường làm việc thân thiện
Dutch Lady được biết đến với môi trường làm việc thân thiện và công bằng cho người lao động. Dutch Lady cũng thường tổ chức khóa đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn phục vụ cho công việc.
Tại Việt Nam, số lượng nhân viên của Dutch Lady lên tới 15,000 người giúp cho mạng lưới sản phẩm của thương hiệu được lan tỏa rộng rãi hơn.
Điểm yếu của Dutch Lady
Nguồn sữa thô còn hạn chế
Việc chăn nuôi bò sữa còn ít và trang trại nuôi bò sữa có quy mô lớn ở Việt Nam cũng hạn chế nên nguồn cung sữa thô không nhiều.
Thiết kế bao bì
Bao bì của thương hiệu là màu xanh da trời truyền thống. Tuy nhiên, màu xanh này trùng với khá nhiều thương hiệu và không quá nổi bật trong các quầy trưng bày.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ của Dutch Lady rất nhiều như: Vinamilk, TH True Milk, Mocchaumilk,…và hàng loạt các doanh nghiệp sữa nhập khẩu như: Abbott, Nesttle,…Đây đều là các thương hiệu lớn trở thành thách thức với Dutch Lady
Không có kênh bán hàng trực tiếp
Hiện nay, các kênh bán hàng của Dutch Lady chủ yếu là thông qua siêu thị, đại lý kinh doanh,… chứ không bán trực tiếp sản phẩm tới tay người dùng. Website chính thức của Dutch Lady cũng chỉ để quảng bá về thương hiệu chứ không đề giá bán. Việc thiếu kênh bán hàng khiến cho thương hiệu thiếu cơ hội thu thập ý kiến khách hàng
Cơ hội
Vấn đề sức khỏe được quan tâm
Việt nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng vì vậy mức thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Ngày càng có nhiều người quan tâm tới sức khỏe của bản thân nhiều hơn và sẵn sàng trả tiền để mua được sản phẩm tốt cho gia đình. Dutch Lady có thể tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dây chuyền sản xuất để có thể nâng cao độ an toàn và uy tín của sản phẩm trong mắt người dùng.
Bùng nổ kỹ thuật số
Dutch Lady có thể nhiều khách hàng tiềm năng thông qua việc tận dụng mạng xã hội với chi phí phải chăng.
Thách thức của Dutch Lady
Sự tăng giá của vật liệu thô
Để cung cấp nguồn sữa thơm ngon và đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng của khách hàng, Dutch Lady cần có nguồn cung sữa dồi dào. Thế nhưng, giá của nguyên liệu thô lại thay đổi theo từng giai đoạn rơi vào khoảng 25% tới 30% vì nhu cầu nội địa gia tăng. Điều này khiến giá tăng cao nếu tình hình không được cải thiện.
Sự tăng giá do chi phí vận tải
Ngoài vật liệu thô, mức tăng giá có thể do chi phí vận tải. Giá xăng, dầu của thế giới luôn biến động theo xu hướng tăng khiến chi phí vận chuyển lớn. Vậy nên, lợi nhuận của Dutch Lady sẽ bị giảm nếu không điều chỉnh phù hợp.
Cạnh tranh từ trong lẫn ngoài
Việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới như WTO mang đến cơ hội lớn cho các thương hiệu nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Điều này dẫn tới số lượng doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường sữa Việt Nam tăng mạnh. Đây cũng trở thành thách thức của Dutch Lady.
Chiến lược marketing của Dutch Lady
Chiến lược sản phẩm của Dutch Lady
Dutch Lady cung cấp đa dạng sản phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tiêu thụ của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi. Bởi vậy, hãng sở hữu “hệ sinh thái” đầy cạnh tranh như: Sữa cô gái Hà Lan, Sữa chua Dutch Lady, Sữa Yomost…
Để đảm bảo chất lượng cao nhất, Dutch Lady đã nhập giống bò sữa từ New Zealand sau đó trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, chăm sóc để tối ưu hóa nguyên liệu. Đồng thời, sử dụng công nghệ chế biến và đóng gói nhiệt độ cực cao (UHT) từ những năm 1970 để sản xuất sữa trong nước.
Chiến lược giá của Dutch Lady
Chiến lược marketing của Dutch Lady về giá thâm nhập thị trường khá hợp lý. Mỗi địa chỉ bán sẽ có mức giá khác nhau tuỳ theo chính sách chiết khấu của từng nơi. Tuy nhiên, nhìn chung, phân khúc giá đều phải chăng. Người tiêu dùng có thể mua với số lượng lớn và mức ưu đãi hơn so với mua lẻ.
Chiến lược phân phối của Dutch Lady
Dutch Lady có mặt khắp 63 tỉnh thành, sản phẩm được bày bán phổ biến trên thị trường tại các hệ thống siêu thị, các cửa hàng tạp hoá … trên toàn quốc. Hiện, Dutch Lady sở hữu gần 200 các đầu mối và hơn 100,000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Ngoài ra, còn bán trên các sàn thương mại điện tử.
Chiến lược chiêu thị của Dutch Lady
Chiến lược Marketing của Dutch Lady tập trung quảng bá thương hiệu bằng quảng cáo chất lượng. Các phương tiện truyền thông chủ yếu là: truyền hình, đài phát thanh, báo và tạp chí. Dutch Lady cũng chú trọng phủ sóng khắp các kênh truyền thông chính thống trong những khung giờ vàng với TVC lấy hình ảnh cô gái Hà Lan làm chủ đạo. Thương hiệu đã nhanh chóng đưa hình ảnh sữa cô gái Hà Lan trong ký ức của rất nhiều người.
Chương trình khuyến mãi của cũng được áp dụng phổ biến trong chiến lược marketing của Dutch Lady. Chủ yếu là hình thức giảm giá hoặc tặng quà đi kèm. Với các sản phẩm mới, thương hiệu sữa này còn áp dụng chính sách tặng mẫu đồ uống thử cho khách hàng. Điều này giúp kích thích khách hàng mua sắm và gia tăng doanh số bán hàng của Dutch Lady.
Dutch Lady tham gia các hoạt động xã hội để PR về thương hiệu hình ảnh một cách gần gũi nhất. Một số chương trình hoạt động xã hội nổi bật như thành lập quỹ học bổng cho người nghèo. Công ty Dutch Lady Việt Nam đã bày tỏ: “Là một nhà sản xuất sản phẩm dinh dưỡng hàng đầu, nỗ lực của công ty Việt Nam là tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho cộng đồng nói chung, cho trẻ em và những người chủ của tương lai nói riêng”.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Circle K: Bứt phá trong ngành bán lẻ tiện lợi Việt Nam
Kết luận:
Chiến lược marketing là chìa khóa quan trọng giúp Dutch Lady tự tin đối đầu và khẳng định vị trí với các thương hiệu nội địa lớn. Qua đó, các thương hiệu cũng học được ít nhiều từ chiến lược marketing của Dutch Lady.