B2C là gì? Điểm khác biệt của mô hình B2B và B2C

B2C là gì?

B2C là gì? Hiện nay thuật ngữ B2C được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và Marketing. Bên cạnh đó đối với các trang thương mại điện tử thì B2C cũng đang dần được áp dụng. Vậy bạn đã biết B2C là gì?. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình B2C và những điểm khác biệt của mô hình B2B và B2C nhé.

B2C là gì?

B2C viết tắt của cụm từ Business to Customer được hiểu là mô hình kinh doanh, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Có thể hiểu nôm na B2C là kinh doanh cho đối tượng khách hàng người tiêu dùng cá nhân.

Để có thể hiểu rõ định nghĩa về B2C là gì thì chúng ta cũng cần hiểu thêm một khái niệm khác đó là B2B (business-to-business). Nói dễ hiểu hơn, B2B là việc giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, còn mô hình B2C là việc giao dịch giữa một bên là doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm/dịch vụ/hàng hoá, và một bên là khách hàng cá nhân, người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ/hàng hoá đó.

B2C là gì?

B2C là gì? Business to Custome là gì? (Ảnh: Internet)

Mô hình B2B và B2C là những mô hình được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong khi B2B tập trung vào ý tố logic để đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp thì B2C lại tập trung vào yếu tố tình cảm giúp thoả mãn nhu cầu của khách hàng cá nhân.

Mô hình B2C cung cấp những mặt hàng gì?

Những mặt hàng trong mô hình B2C sales có thể nói là rất đa dạng và phong phú. Bởi khách hàng của mô hình B2C là người tiêu dùng cá nhân vì thế sản phẩm được chào bán cũng ra những loại sản phẩm/dịch vụ/hàng hoá trong mọi lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như dịch vụ spa, nghỉ dưỡng, hoặc cũng có thể là xe cộ, đồ ăn nhanh, hay những hàng mĩ phẩm và rất nhiều sản phẩm khác.

Điểm khác biệt giữa mô hình B2C và B2B

B2C là gì? Điểm khác biệt của mô hình B2B và B2C

Mô hình B2C là gì? Điểm khác biệt giữa mô hình B2C và B2B (Ảnh: Internet)

Tốc độ (Speed):

So với mô hình B2B thì thời gian giao dịch trong mô hình B2C thường diễn ra rất nhanh gọn, cùng với đó là một quy trình mua hàng linh hoạt, không phức tạp. Còn đối với B2B việc giao dịch, đàm phán cần phải có thời gian dài hơn. Các doanh nghiệp phải xây dựng và nuôi dưỡng lòng tin đối với khách hàng là những doanh nghiệp khác thì mới có thể tiến hàng quy trình mua bán.

Vì thế, yếu tố thời gian đối với các doanh nghiệp áp dụng mô hình B2C rất quan trọng. Thời gian cho một giao dịch phải thật nhanh chóng và chắc chắn.

Khác với B2C, quy trình chốt sales của doanh nghiệp B2B thường được diễn ra chắc chắn, không nóng vội. Điều quan trọng là việc bán hàng của B2B phải chốt được đơn hàng đã, vì quy trình giao dịch khá phức tạp, phải thông qua những bước trung gian nhỏ khác nhau.

Người ra quyết định (Decision Makers):

Biết B2C là gì chúng ta sẽ thấy đối tượng khách hàng của B2C là người tiêu dùng cá nhân vì thế việc ra quyết định giao dịch thông thường chỉ là một đến hai người. Ngược lại, đối với mô hình B2B sẽ có một bộ phận trong doanh nghiệp bàn bạc và thống nhất chung trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Đầu mối kinh doanh (Leads):

Việc tìm kiếm khách hàng của các doanh nghiệp B2C thường áp dụng bằng việc sử dụng nguồn data khách hàng với số lượng lớn từ đó thu về những giao dịch chất lượng. Công việc này thường sẽ khó khăn hơn đối với doanh nghiệp B2B. Việc thu thập đầu mối của doanh nghiệp B2B đòi hỏi các nhân viên cần phải có kĩ năng và trình độ cao bên cạnh đó là một mạng lưới xã hội đủ rộng.

Theo thống kê của HubSot, nền tảng mạng xã hội như Facebook được 41% doanh nghiệp B2B và 67% doanh nghiệp B2C sử dụng để tiếp cận khách hàng.

Giá trị thu về trong mỗi giao dịch bán hàng:

Tính theo giá trị thu về của mỗi giao dịch thì B2C thường có giá trị thấp hơn so với giao dịch B2B. Điều này có thể giải thích bởi để có được giao dịch B2B thành công thì cần tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

Thế nhưng, nếu tính tổng doanh thu từ các giao dịch thì có thể nói, B2C có giá trị tổng doanh thu cao hơn giá trị giao dịch B2B. Bởi lượng khách hàng của B2C là người tiêu dùng cá nhân vì thế so với B2B thì tổng doanh thu B2C sẽ cao hơn.

B2C là gì? Điểm khác biệt của mô hình B2B và B2C

Mô hình kinh doanh B2B, B2C là gì? Đặc điểm của mô hình B2C ở Việt Nam (Ảnh: Internet)

Theo thống kê của eMarketer, tổng doanh thu từ giao dịch thương mại điện tử B2C năm 2018 đã đạt con số 15 nghìn tỷ đô la và vẫn còn đang có chiều hướng gia tăng. Đó được coi như hiệu quả tất yếu bởi sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường hấp dẫn Châu Á – Thái Bình Dương.

Số lượng nhà cung cấp và quy trình mua hàng:

Hàng hoá của mô hình B2C thường hướng tới đó là khách hàng đại chúng, ít đòi hỏi sự cá nhân hoá cho những sản phẩm được tung ra thi trường, vì vậy việc giao dịch thường diễn ra nhanh chóng và đơn giản. Trong khi đó, khách hàng của B2B là doanh nghiệp, đòi hỏi sản phẩm phải có tính cá nhân hoá cao phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp họ. Như vậy có thể hiểu được, số lượng các nhà cung cấp B2B thường ít hơn số lượng nhà cung ứng của B2C trên thị trường thương mại điện tử.

>>> Đọc thêm: B2B là gì?

Lời kết

B2C là mô hình nổi bật trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Vì vậy hiểu được B2C là gì cũng sẽ giúp các bạn có thể vận dụng để áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra B2B cũng là một mô hình đáng để các bạn lưu tâm. Hãy phân tích và cân nhắc kĩ trước khi áp dụng mô hình B2B và B2C nhé. Chúc các bạn thành công.

Rate this post

Author: Khánh Khiêm

Khánh Khiêm - 8 năm kinh nghiệm tại vị trí SEO Manager, quản lý các dự án lớn, lên kế hoạch chiến dịch marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm thực chiến trong suốt những năm qua, không chỉ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về marketing, chia sẻ từ những dự án thực tế, giúp Young marketers tiếp cận gần hơn với lĩnh vực này và có những hướng đi đúng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *