Quảng cáo ngày một phổ biến và hiệu quả, nhưng liệu chúng ta có từng tự hỏi các chiến dịch quảng cáo là gì và được xây dựng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề trên trong nội dung bài viết này.
Mục lục
Chiến dịch quảng cáo là gì?
Chiến dịch quảng cáo là tập hợp các mục tiêu tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Đây là một kế hoạch dài hạn để mỗi nhà quản trị có thể phát triển thương hiệu thành công.
Chiến dịch cũng bao gồm các nỗ lực nhằm tận dụng hành vi, thói quen mua hàng của người dùng thông qua các thông điệp để thuyết phục khách hàng. Chiến dịch quảng cáo được quyết định bởi 4 yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và hoạt động chiến lược tiếp thị.
Vai trò của chiến dịch quảng cáo
Dựa trên những mục tiêu và thông điệp truyền thông, các marketer có thể tác động vào nhận thức và cảm xúc của người dùng. Dẫn đến việc thay đổi hành vi của khách hàng như từ bỏ sản phẩm A để mua sản phẩm B từ đó giúp thúc đẩy doanh số.
>>>Xem thêm: Quảng cáo AdX là gì? Hiệu quả khi sử dụng AdX như thế nào?
Sự khác biệt giữa chiến dịch quảng cáo và quảng cáo đơn lẻ
Để lên kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp cần hiểu rõ chiến dịch quảng cáo là gì để có được kết quả tốt. Có hai hình thức quảng cáo phổ biến là quảng cáo đơn lẻ và chiến dịch quảng cáo. Về bản chất, quảng cáo đơn lẻ là mức độ nhỏ hơn, giới hạn về ý tưởng triển khai. Quảng cáo đơn lẻ chủ yếu dùng để thông báo chương trình giảm giá, quảng bá sản phẩm, ra mắt sản phẩm mới hoặc sự kiện đặc biệt của thương hiệu.
Quảng cáo đơn lẻ là hình thức phổ biến trên mạng xã hội, các quảng cáo OOH ngoài trời hoặc banner trên website.
Còn đối với chiến dịch quảng cáo, các mẫu quảng cáo đều phục cụ cho việc thể hiện một thông điệp chung nhất mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Các quảng cáo trong cùng một chiến dịch có thể được thực hiện trên nhiều mặt trận khác nhau như: mạng xã hội, TVC…
Các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Các chiến dịch quảng cáo muốn thành công đều tuân theo quy trình, dưới đây là các bước quan trọng để xây dựng một chiến lược cho các doanh nghiệp
Xác định thị trường mục tiêu
Một chiến lược quảng cáo tốt phải bắt đầu từ việc xác định đúng thị trường mục tiêu. Trong bước này, các nhà chiến lược cần khảo sát thị trường để nắm rõ đối tượng khách hàng mục tiêu để mang đến cái nhìn tổng thể. Từ đó, xác định và phân loại nhóm khách hàng thành nhóm khách hàng mục tiêu dựa vào các tiêu chí: tuổi tác, giới tính, thu nhập, xu hướng…
Xác định mục tiêu quảng cáo
Đối với từng chiến lược, mục tiêu quảng cáo có thể khác nhau tùy vào thị trường và thời điểm. Xác định mục tiêu và thời điểm sẽ giúp tối ưu chi phí, tập trung tốt nhất nguồn lực để chạy chiến lược đó.
Những giá trị mà công ty mong muốn đạt được như quảng bá thương hiệu, truyền đạt thông tin, doanh thu hay nhắc nhở đều là mục tiêu hướng tới.
Xác định USP sản phẩm
Thị trường có vô số ngành hàng với những sản phẩm có các tính năng và mẫu mã tương đương nhau. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng e ngại trong việc tiếp nhận sản phẩm mới.
Chiến lược quảng cáo sẽ xóa bỏ những lo lắng của khách hàng thông qua việc giới thiệu tính năng vượt trội của sản phẩm. Đây chính là một thỏi nam châm thu hút khách hàng hiệu quả giúp chiến lược của bạn trở nên vượt trội và có sức cạnh tranh.
Xây dựng nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khả năng nhận diện của khách hàng càng cao và mối quan hệ khách hàng thân thiết càng được củng cố. Thương hiệu có bộ nhận diện với logo, bao bì, nhãn mác, poster…gần gũi, sáng tạo giúp quảng cáo thành công
Xây dựng ngân sách chiến dịch quảng cáo
Quy mô và hình thức triển khai chiến dịch như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào ngân sách của công ty. Nhà quản trị cần xem xét ngân sách chi cho toàn bộ chiến dịch và phân bổ đều vào các mục. Qua đó lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp, truyền tải thông điệp tốt nhất.
Lựa chọn chiến lược quảng cáo
Làm thế nào để quảng cáo đến gần hơn với khách hàng thuyết phục được họ và đạt được mục tiêu của chiến dịch? Nhiều doanh nghiệp đầu tư cho các chiến lược này với chi phí và nhân lực vô cùng lớn. Các hình thức cũng rất đa dạng từ đăng bài truyền thông, video…
Thực hiện chiến dịch và đánh giá
Tiêu chí để đánh giá một chiến lược quảng cáo là gì? Cách tốt nhất là thử nghiệm nó. Thông qua các phản ứng của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ biết những điểm chưa phù hợp và điều chỉnh. Thông thường, đánh giá một chiến dịch phải mất tới 6 tháng dựa vào doanh số và mức độ hài lòng của khách hàng.
Lưu ý khi thực hiện chiến dịch quảng cáo
Thời gian của chiến dịch
Khi tìm hiểu chiến dịch quảng cáo là gì và thực hiện, doanh nghiệp cần lưu ý về thời gian diễn ra, yếu tố này tác động lớn đến ngân sách quảng cáo.
Chiến dịch quảng cáo nhỏ có thời gian ít nhất 3 tháng. Thông thường các chiến dịch này diễn ra trong một thời gian đặc biệt như: Tết, trung thu,…và truyền tải một thông điệp đặc biệt.
Với chiến dịch quảng cáo lớn, thời gian có thể diễn ra từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, một năm hoặc thậm chí là nhiều năm. Dù là khoảng thời gian khác nhau xong những chiến dịch quảng cáo này luôn bao gồm nhiều chiến dịch nhỏ chạy độc lập nhưng liên kết với nhau bởi thông điệp chung.
Xác định lộ trình truyền thông
Khi triển khai chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp cần tạo nên một chiến lược marketing tiếp cận nhất quán và chia nhỏ chúng thành các chiến thuật truyền thông.
Hiểu đơn giản là khi triển khai quảng cáo, thương hiệu cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu muốn nhắm đến, các kênh truyền thông phù hợp và xây dựng lộ trình truyền thông triển khai các ý tưởng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tạo một thông điệp xuyên suốt
Khi xây dựng thông điệp cho chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp cần lưu ý thông điệp phải phù hợp để triển khai theo chiều sâu, kể được nhiều câu chuyện khác nhau.
Một thông điệp tốt sẽ tạo được sự gần gũi với người dùng, giúp họ cảm nhận được hình ảnh bản thân trong câu chuyện đó. Từ đó, thương hiệu dễ dàng tác động đến cảm xúc và thay đổi hành vi người dùng.
Xây dựng chiến lược quảng cáo thành công cần rất nhiều yếu tố. Nắm rõ mục tiêu, phương thức và tâm lý khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch một cách tốt nhất. Với bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về chiến dịch quảng cáo là gì và các kế hoạch quảng bá trong tương lai.
>>> Xem thêm: 9+ mục tiêu của chiến dịch quảng cáo để đạt được thành công