Chiến lược marketing của Nike: Sự huy hoàng của thương hiệu triệu đô

chiến lược marketing của nike

Nike là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong thời trang với những bước tiến vững chắc sau hơn 50 năm hình thành và phát triển. Thành công của Nike được dựa trên chiến lược kinh doanh đúng đắn cùng các chiến lược marketing Nike linh hoạt, sáng tạo. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược marketing 4P của Nike qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về tập đoàn Nike

Tập đoàn đa quốc gia Nike của Hoa Kỳ tham gia sản xuất, thiết kế, tiếp thị trên toàn thế giới. Đây cũng là thương hiệu giày, quần áo thể thao lớn trên toàn thế giới với doanh thu vượt 64 tỷ đô trong năm 2022.

Ngoài sản xuất quần áo và dụng cụ thể thao, Nike còn điều hàng các cửa hàng bán lẻ Niketown. Ngoài ra còn tài trợ cho nhiều vận động viên và câu lạc bộ nổi tiếng trên thế giới với những thông điệp truyền cảm hứng như “Just do it” và logo Swoosh.

Tổng quan về thương hiệu Nike
Tổng quan về thương hiệu Nike

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Traveloka: Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á.

Mô hình SWOT của Nike

Điểm mạnh

– Thương hiệu có sức ảnh hưởng: Vai trò của thương hiệu Nike trong ngành thời trang là không thể phủ nhận. Đây cũng là thương hiệu hàng đầu trong sự lựa chọn của nhiều người với những đôi giày, những bộ quần áo, những dụng cụ chơi thể thao…
– Cửa hàng phân phối rộng khắp: Tính đến tháng 5/2021, Nike có tổng cộng hơn 1000 cửa hàng bán lẻ và hơn 30.000 nhân viên cùng hơn 600 nhà máy đối tác. Riêng Hoa Kỳ có hơn 300 cửa hàng

Điểm yếu

– Điều kiện làm việc: Việc đối xử không tốt với nhân viên trên khắp thế giới trở thành lỗ hổng trong quy trình làm việc của Nike. Nike thường xuyên nhận phản hồi không tốt về điều kiện làm việc tại những nhà máy của nước ngoài.
– Phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ: Phần lớn doanh số bán hàng của Nike đến từ Mỹ và Nike cần vượt qua sự phụ thuộc quá mức vào người tiêu dung Hoa Kỳ nếu muốn phát triển diện rộng.

Mô hình SWOT của Nike

Cơ hội

– Mở rộng thị trường tiềm năng: Nhiều công ty không ngừng mở rộng cơ hội kinh doanh ra thị trường nước ngoài nhằm gia tăng thu nhập. Nike đã vận hành hơn 1000 cửa hàng trên toàn thế giới.
– It phụ thuộc và các nhà cung cấp, nhà bán lẻ: Nike hướng đến việc bán sản phẩm trực tiếp người dùng.

Thách thức

– Hàng giả tràn lan: Không chỉ Nike mà nhiều thương hiệu đều bị ảnh hưởng bởi sản phẩm giả mạo. Người mua rất dễ mua phải hàng chất lượng kém và sản phẩm không rõ ràng.

– Cạnh tranh thị trường: Sự cạnh tranh trên thị trường của nhiều thương hiệu vẫn luôn là thách thức bao lâu nay.

Chiến lược marketing của Nike

Chiến lược sản phẩm của nike

Sản phẩm là yếu tố quan trọng trong chiến lược 4P của Nike. Nike tập trung phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau: giày, quần áo, thiết bị thể thao…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phù hợp thời trang mới.

chiến lược sản phẩm của nike
chiến lược sản phẩm của nike

Giá bán

Mức giá của đôi giày Nike trên thị trường khá cao so với mặt bằng chung. Nike vẫn thực hiện chiến lược định giá dựa trên giá trị và chiến lược giá cao cấp. Các sản phẩm độc quyền sẽ được định giá cao hơn hẳn so với thị trường.

Chiến lược marketing 4P của Nike được sử dụng thành công đối với chiến lược giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận và nhấn mạnh giá trị cao trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

Chiến lược phân phối

Nike bán các sản phẩm của mình trên nhiều kênh phân phối khác nhau. Đối với thị trường quốc tế, Nike đã ký hợp đồng hơn 700 cửa hàng và văn phòng đặt tại hơn 45 quốc gia ngoài nước Mỹ.

Nike sở hữu 17 trung tâm phân phối trong đó có 3 trung tâm tại Mỹ. Các trung tâm còn lại phân bố tại một số nơi trên thế giới như Nhật Bản, Bỉ…

Các cửa hàng bán lẻ như Walmart, Target hay các cửa hàng bán lẻ địa phương giúp Nike tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên thế giới. Khách hàng có thể thoải mái lựa các sản phẩm mà họ yêu thích với mức giá giảm 20 – 60%.

Ví dụ Nike Town là tổ hợp các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike, chuyên cung cấp số lượng hàng lớn với các sản phẩm mới nhất và thường không có sẵn tại các cửa hàng. Nike Town có khu chuyên biệt cho mỗi nhóm thể thao, giới thiệu về các sản phẩm mới và các hình thức giải trí, triển lãm hình ảnh các các vận động viên thể thao nổi tiếng.

Chiến lược Quảng bá

Nike thực hiện các chiến thuật truyền thông đến đối tượng khách hàng mục tiêu về sản phẩm và từ đó thuyết phục họ mua hàng. Nike nổi bật với các chiến lược truyền thông quảng bá như chiến lược xây dựng thương hiệu cảm xúc, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, phân phối trên nhiều kênh mạng xã hội, tạo ra những quảng cáo truyền cảm hứng.

chiến lược marketing mix của nike

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Vietjet Air: Sáng tạo để “bay”

Kết luận:

Với chiến lược marketing 4P của Nike được thực hiện linh hoạt và sáng tạo, Nike tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường và ghi dấu ấn vào trái tim khách hàng bằng những chiến dịch quảng cáo truyền cảm hứng khác biệt. Đây cũng là một trong những điểm đặc trưng mà nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đang không ngừng học hỏi Nike.

5/5 - (1 bình chọn)

Author: Linh Hà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *