Tại sao mà Apple của Steve Jobs luôn làm nên kỳ tích trong chiến lược marketing mỗi lần tung ra sản phẩm mới? Bạn có thể áp dụng được gì. Hãy cùng xem chiến lược marketing của Apple có gì hấp dẫn trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tổng quan về thương hiệu Apple
Apple là một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ. Apple nổi tiếng với các sản phẩm như: iPhone, iPad, Mac, Apple Watch và AirPods, cũng như các dịch vụ như App Store, iTunes và Apple Music. Steve Jobs và Tim Cook là những người lãnh đạo chính đã đưa Apple đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất và có giá trị nhất trên thế giới.
Năm 1976, Apple được thành lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Trong những năm đầu, công ty tập trung vào việc phát triển và bán các máy tính cá nhân như Apple II và Macintosh. Thành công đến với Apple khi họ giới thiệu iPod vào năm 2001 và sau đó là iPhone vào năm 2007. Những sản phẩm này đã thay đổi cách mọi người sử dụng và tương tác với công nghệ.
Apple luôn nổi tiếng với việc thiết kế sản phẩm hiện đại, đẹp mắt, hệ điều hành dễ sử dụng. Công ty cũng đặt nhiều giá trị vào việc bảo vệ sự riêng tư của người dùng và tạo ra một hệ sinh thái hài hòa giữa phần cứng, phần mềm và dịch vụ của mình.
Ngoài việc sản xuất và bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng, Apple còn cung cấp các dịch vụ như Apple Music, Apple TV+, iCloud và Apple Pay. Công ty cũng đã mở rộng vào lĩnh vực dịch vụ và nội dung kỹ thuật số để đa dạng hóa nguồn thu và giảm sự phụ thuộc vào doanh số bán hàng của các thiết bị.
Thương hiệu Apple có một cộng đồng hâm mộ rất lớn trên toàn thế giới, được gọi là “iFan” hoặc “Apple fanboys/girls”. Apple cũng nổi tiếng với chiến dịch tiếp thị sáng tạo và độc đáo, nhưng cũng gặp phải một số ý kiến phản đối về giá cả và hạn chế hợp tác với hệ sinh thái của công ty.
Tóm lại, Apple là một thương hiệu công nghệ lớn, nổi tiếng với việc sản xuất các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo và chất lượng cao. Công ty này có một vị trí đáng kể trong ngành công nghiệp
Chiến lược marketing của Apple
Chiến lược sản phẩm
Apple tạo sự khác biệt hóa sản phẩm hay dịch vụ so với các thương hiệu. Các sản phẩm công nghệ iPhone, iPad, macbook không nổi bật về tính năng từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm.
Ví dụ điển hình là chiếc iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc đầu tiên được phát minh nhưng sản phẩm này của Apple lại được yêu thích bởi thiết kế hiện đại, đẹp mắt như một món trang sức cho người sử dụng.
Khác với các dòng máy tính khác sử dụng hệ điều hành Window, Apple sử dụng hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính Macbook của mình. Hệ điều hành này được nhiều người sử dụng trở thành người ủng hộ bởi sự trang nhã cùng tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định.
Đặc biệt, các sản phẩm của Apple đều mang tính sáng tạo, có độ bền và chất lượng cao. Hơn nữa, Apple cũng liên tục nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình để giúp tăng trải nghiệm của Khách hàng. Các sản phẩm của Apple đều được đồng bộ hóa dữ liệu, dẫn đến việc quản lý thông tin giữa các thiết bị trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Chiến lược giá
Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị là một chiến lược định giá chủ yếu dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Định giá theo giá trị là định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là các doanh nghiệp định giá dựa trên mức giá mà khách hàng tin rằng giá bán đó phù hợp với giá trị mà sản phẩm cung cấp.
Chiến lược marketing của Apple tạo nên chiến lược giá khác biệt bắt nguồn từ chiến lược định giá sản phẩm của công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao.
Dù các sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với đối thủ nhưng khách hàng vẫn sẵn lòng chi trả và đầu tư để mua sản phẩm do sản phẩm chất lượng cao và trải nghiệm người dùng tốt. Chiến lược định giá trái ngược với các sản phẩm máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động khác khi họ đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.
Chiến lược phân phối
Là một thương hiệu lớn, Apple có vô số các kênh bán hàng dùng để phân phối các sản phẩm của mình. Một vài kênh phân phối bán hàng chính của Apple có thể được kể như ở dưới đây:
Chiến lược phân phối của Apple qua trang web
- Bán lẻ trực tuyến từ các trang web và các nhà bán lẻ điện tử khác
- Đại lý công ty
- Cửa hàng Apple
- Cửa hàng điện tử
- Bên cạnh đó, Apple Inc. phân phối sản phẩm cho những người bán được ủy quyền.
Tại Việt Nam, Apple phân phối độc quyền chính thức cho 2 nhà mạng đó là hai nhà mạng Vinaphone và Viettel. Ngoài ra có rất nhiều nhà phân phối bán lẻ trực tiếp cho khách hàng thông qua các nhà mạng như là các siêu thị điện máy: Thế giới di động, Viễn thông A, FPT….
Đối với hệ thống phân phối trong chiến lược Marketing của Apple, thương hiệu này có mạng lưới phân phối rộng khắp toàn cầu, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm của hãng ở bất kỳ đâu.
Chiến lược quảng cáo
Một trong những điều tạo nên thành công của chiến lược marketing của Apple đó là chiến dịch quảng cáo khác biệt. Chiến dịch này đã tạo đà cho thương hiệu này vươn lên trở thành một trong những tập đoàn về công nghệ lớn nhất, ta không thể không đề cập đến chiến dịch “Think Different” (“Nghĩ khác biệt”).
Steve Jobs và đội ngũ sáng tạo đã sản xuất một đoạn phim quảng cáo và lựa chọn ra những người “điên rồ” nhất để cho vào đoạn phim quảng cáo của mình. Những người này có cách suy nghĩ khác biệt của họ đã làm thay đổi thế giới theo một chiều hướng nhất định. Apple tôn vinh họ như những nhân vật xuất chúng làm nên sự khác biệt.
Sau 12 tháng, thành công mà chiến dịch “Think Different” đem lại cho Apple bắt đầu trở nên rõ rệt hơn. Doanh số tăng vọt, cổ phiếu tăng gấp 3. Một năm sau ngày ra mắt chiến dịch, Apple tung ra iMac – hiện nay đã trở thành máy tính bán chạy nhất trong lịch sử. Chiến dịch thành công đã mang lại nhiều giải thưởng , bao gồm Emmy Award năm 1998 cho quảng cáo hay nhất và Grand Effie Award năm 2000 cho chiến dịch hiệu quả nhất ở Mỹ.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Nike: Sự huy hoàng của thương hiệu triệu đô
Kết luận:
Với những chia sẻ trên đây của Marketing-VN hi vọng bạn có thể hiểu hơn về các chiến lược Marketing của Apple và sử dụng kiến thức từ case study này để nghiên cứu các chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.