Sponsor là gì? Nghệ thuật Sponsorship Marketing trong quảng cáo

Sponsor là gì? Nghệ thuật Sponsorship Marketing trong quảng cáo

Nếu bạn là một người thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình hay tham gia các hoạt động xã hội thì chắc chắn bạn đã biết đến hình thức Sponsor. Vậy Sponsor là gì? Sponsor chính là hình thức tài trợ được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hiện nay. Sau đây cùng MarketingVN tìm hiểu về khái niệm Sponsor là gì và nghệ thuật Sponsorship Marketing trong lĩnh vực quảng cáo nhé!

Để giúp phát triển hình ảnh thương hiệu và nâng cao doanh số thì chiến lược sử dụng Sponsorship Marketing đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hiện nay các bạn có thể bắt gặp hình thức Sponsorship ở bất cứ mọi nơi. Bài viết viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu thật cụ thể và chi tiết về hình thức này.

1. Khái niệm Sponsor là gì?

Sponsor (dịch nghĩa là nhà tài trợ; người thuê quảng cáo) được hiểu chi tiết đó là hình thức tài trợ với mục đích quảng bá truyền thông. Trong đó một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó sẽ tài trợ cho một dự án, sự kiện, phim ảnh, giải thể thao, MV ca nhạc,… với mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm, danh tiếng, tên tuổi của họ.  Người ta thường coi hình thức Sponsor là PR. Đây là một trong các hình thức truyền thông phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

Sponsor là gì? Nghệ thuật Sponsorship Marketing trong quảng cáo

Sponsor là gì? Sponsor nghĩa là gì? sponsored by Tiki, Sponsor quảng cáo, Tiki tài trợ cho Chi Pu trong hầu hết những sản phẩm âm nhạc của cô nàng (Ảnh: Internet)

Hiểu một các đơn giản, Sponsorship là một hình thức tiếp thị truyền thông trong đó, các công ty, doanh nghiệp nếu muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của họ thì phải trả một số hoặc tất cả chi phí liên quan đến dự án, sự kiện, chương trình mà họ lựa chọn. Đổi lại thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của họ sẽ được hiển thị và xuất hiện trong dự án, chương trình, sự kiện đó.

Một số chương trình tài trợ của doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Các chương trình từ thiện, sự kiện thể thao, chương trình truyền hình, phim, ca nhạc, dự án bảo vệ môi trường,… Trong các chương trình tài trợ đó, quảng cáo của các doanh nghiệp sẽ được hiển thị với hình thức phổ biến như là: Logo, banner, áp phích, thông báo, sự kiện truyền thông quảng bá thương hiệu,…

Ngày nay, hầu như các doanh nghiệp đều sử dụng hình thức này trong chiến lược truyền thông của mình. Điều này sẽ giúp thương hiệu của họ tiếp cận tới công chung một cách đa dạng hơn. Có thể nói đến một số ví dụ điển hình như VinID tài trợ cho Sơn Tùng MTP để xuất hiện trong chương trình Sky Tour, SCG tài trợ cho CLB Bóng đá Hà Nội để được in thương hiệu trên áo đấu, Tiki xuất hiện trên MV ca nhạc của Chi Pu,…

Ưu và nhược điểm của Sponsor là gì?

Để giúp các bạn có thể đánh giá chính xác nhất về ưu và nhược điểm của Sponsor là gì, chúng tôi xin được chia sẻ qua một số thông tin dưới đây:

Ưu điểm của Sponsor

Nhận thức thương hiệu: Khi các doanh nghiệp tham gia tài trợ, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được cải thiện và được công chúng biết đến rộng rãi hơn.

Cơ hội mở rộng: Việc doanh nghiệp tham gia tài trợ mở ra cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng. Khi doanh số lợi nhuận tăng lên cũng là thời cơ mà doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động.

PR tích cực: Quan hệ công chúng là yếu tố quan trọng trong việc thiết phục khách hàng. Đây là lý do mà nhiều trang báo, social media thường nhận được nhiều hợp đồng tài trợ. Nhờ việc tham gia tài trợ trên các phương tiện này mà doanh nghiệp có thể cải thiện được danh tiếng của mình trong mắt người tiêu dùng.

Kết nối với khách hàng: Khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu, họ thường bị thu hút về phía doanh nghiệp. Hãy tận dụng cơ hội này để khiến họ cảm thấy họ phải cần đến thương hiệu ngay lập tức. Cách tốt nhất là sử dụng tiếp thị tài trợ để kết nối với khách hàng.

Ưu và nhược điểm của Sponsor là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của Sponsor là gì?Sponsorship là gì? Sponsorship Marketing là gì? Sponsor đi với giới từ gì?

Nhược điểm của Sponsor

Bên cạnh những ưu điểm của Sponsorship Marketing thì khi doanh nghiệp thực hiện tài trợ với mục đích tiếp thị truyền thông thì cũng có những mặt tiêu cực như:

Sử dụng sai ngân sách mà không đạt được chỉ tiêu: Nếu một chương trình có sự tham gia của nhiều nhà tài trợ chung thì việc báo cáo về chi tiêu ngân sách dường như sẽ khó chính xác tuyệt đối, điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không biết số tiền của doanh nghiệp sẽ chi tiêu cho khoản nào và khó có thế thống kê được KPI từ việc tài trợ một cách chính xác.

Ảnh hưởng loãng: Việc nhiều nhà tài trợ cùng tài trợ chung một chương trình cũng dẫn đến việc công chúng khó tập trung đến một thương hiệu nhất định của doanh nghiệp, ảnh hưởng thương hiệu chắc chắn sẽ trở nên loãng hơn.

Hình ảnh xấu: Chương trình mà doanh nghiệp tài trợ hoặc các nhân vật trong sự kiện mà doanh nghiệp tài trợ có nhiều “drama” ngoài đời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp tài trợ.

Một số danh mục Sponsorship Marketing phổ biến

Nếu các bạn đã hiểu được Sponsor là gì thì sẽ đều biết Sponsorship Marketing được thực hiện với một mục đích duy nhất là tiếp cận với người tiêu dùng, những khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp, công ty trước khi quyết định tài trợ cần cân nhắc xuất hiện như thế nào trước đối tượng ra sao, ước lượng khả năng kiếm lợi nhuận từ hình thức này. Một vài danh mục Sponsorship Marketing phổ biến hiện nay.

Banner

Banner là loại danh mục tiếp thị tài trợ phổ biến nhất hiện nay. Các banner thường được đặt tại lối vào để người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng nhìn thấy. Khi họ bước vào, chắc chắn họ sẽ quan sát những thứ xung quanh và bởi kích thước của banner lớn sẽ khiến họ thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Logo

So với banner thì để có được danh mục logo thương hiệu thì doanh nghiệp phải chi trả với số tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, logo thương hiệu là một khoản mà doanh nghiệp đáng đầu tư. Không thể phủ nhận logo đóng vài trò quan trọng trong việc khách hàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và tạo ra một liên kết và sự ấn tượng tức thì. Thông thường logo hay xuất hiện trong MV ca nhạc, phim truyền hình. Ví dụ logo tiki trong MV của Chi Pu, logo AB Bank trong phim Về nhà đi con.

Sponsor là gì? Nghệ thuật Sponsorship Marketing trong quảng cáo

Sponsored là gì? Sponsor là gì? Trước khi quyết định tài trợ, công ty cần chắc chắn sẽ xuất hiện như thế nào với đối tượng độc giả ra sao, và ước lượng lợi nhuận mà họ có khả năng kiếm được qua hình thức này (Ảnh: Behance)

Các gian hàng

Trong các hội chợ thương mại xúc tiến thì các gian hàng chính là sợi dây liên kết giúp thương hiệu kết nối với khách hàng ngay lập tức. Khách hàng có thể tương tác trực tiếp với doanh nghiệp một các dễ dàng. Đây là loại danh mục tiếp thị tài trợ tốt cho việc chốt đơn hàng tức thì.

Hình ảnh hoặc bài viết trên MXH

Các bài viết hay hình ảnh được tài trợ sản phẩm từ các doanh nghiệp sẽ được đăng lên mạng xã hội. Thông thường những người nổi tiếng, vloger, bloger sẽ được doanh nghiệp tài trợ. Hình thức tài trợ có thể bằng tiền, dụng cụ, tiền mặt hoặc sự kiện liên quan.

Phát tờ rơi về phiếu giảm giá

Khi công ty, doanh nghiệp tài trợ cho sự kiện, chương trình, dự án nào đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào việc phát phiếu giảm giá, phiếu giới thiệu tới khách hàng. Các nhân viên đại diện được phân công của doanh nghiệp sẽ trực tiếp có mặt phát voucher và quảng bá thương hiệu của họ.

>> Xem thêm: Marcom là gì

Kết

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu với các bạn khái niệm Sponsor là gì và một số danh mục Sponsorship Marketing phổ biến hiện nay. Hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược marketing bằng hình thức tài trợ sẽ có được kết quả như mình mong muốn. Hãy tìm hiểu thật chi tiết và chia sẻ cho mọi người cùng biết về hình thức Sponsor là gì nhé. Việc kết hợp và hỗ trợ nhau phát triển trong kinh doanh là việc vô cùng cần thiết. Chúc các doanh nghiệp thành công.

>> Từ khoá liên quan: Sponsor verb, Sponsor meaning, Sponsor noun, Sponsor money, Sponsor facebook, Brand sponsor, sponsored content là gì, sponsored by là gì, sponsored by là gì, sponsorship definition

5/5 - (1 bình chọn)

Author: Khánh Khiêm

Khánh Khiêm - 8 năm kinh nghiệm tại vị trí SEO Manager, quản lý các dự án lớn, lên kế hoạch chiến dịch marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm thực chiến trong suốt những năm qua, không chỉ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về marketing, chia sẻ từ những dự án thực tế, giúp Young marketers tiếp cận gần hơn với lĩnh vực này và có những hướng đi đúng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *