Điểm mặt 6 hình thức quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam

Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam

Trong 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng: Zalo, Facebook, Google,… để tiếp thị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam vẫn có một vị thế nhất định và đem lại những lợi ích mà không phải loại hình quảng cáo nào cũng có được. Hãy cùng Marketing-VN tìm hiểu rõ hơn về hình thức này trong bài viết dưới đây.

Thực trạng quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam

Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam là hình thức truyền thông tin từ đơn vị thuê quảng cáo qua truyền hình đến với nhiều người tiêu dùng nhằm mục đích thông báo, thuyết phục người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để họ quan tâm, tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng.

Theo ông Trần Bình Minh – Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, hiện nay, ngành truyền hình đang có tình trạng thừa nhiều nhân lực. Trong khi đó, doanh thu quảng cáo của truyền hình và báo chí ngày càng sụt giảm do bị cạnh tranh từ các nền tảng mạng xã hội. Cả nước có 848 tờ báo và tạp chí, doanh thu quảng cáo đạt khoảng 65 triệu USD/năm (theo báo cáo của Bộ TT&TT). Việt Nam hiện có 67 đài truyền hình và trung tâm truyền hình, 34 doanh nghiệp truyền hình trả tiền đem về doanh thu quảng cáo truyền hình là 414 triệu USD/năm.

Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam

Thực trạng quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam (Nguồn: Internet)

Ông Minh cũng cho biết, thực tế, thị trường báo chí rất nhỏ. Tổng doanh thu của báo viết và quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam đạt khoảng 480 triệu USD. Trong khi đó, doanh thu quảng cáo của Google và Facebook là 370 triệu USD. Điều này cho thấy rằng thực trạng quảng cáo thương mại trên truyền hình của hai mạng xã hội nước ngoài càng ngày lớn lên thì quảng cáo của truyền hình trong nước ngày càng sụt giảm. 

Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam đem lại những lợi ích gì?

Đối với doanh nghiệp

  • Đặc trưng hóa sản phẩm: Quảng cáo truyền hình giúp thông tin đến người tiêu dùng những đặc trưng nổi bật của hàng hóa với các đối thủ khác, từ đó tạo nên đặc trưng riêng cho sản phẩm và doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin về sản phẩm: Khi doanh nghiệp bạn ra mắt một sản phẩm, dịch vụ mới, sẽ rất khó được công chúng biết đến đến nếu không thực hiện các chiến dịch quảng cáo.
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam có khả năng truyền tải hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… rất sinh động. Đây là cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất cho người xem.
  • Mở rộng mạng lưới phân phối: Khi đã có nhiều người biết đến sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số bán hàng, thúc đẩy mở rộng doanh số bán hàng.

Lợi ích của quảng cáo trên truyền hình

Những lợi ích của quảng cáo trên truyền hình (Nguồn: Internet)

Đối với người tiêu dùng

Quảng cáo trên truyền hình sẽ mang đến cho người tiêu dùng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách chi tiết như: quy cách, tính năng nổi bật, công dụng, hướng dẫn sử dụng,… Các yếu tố này đều được thể hiện trực quan, sinh động trên đoạn phim quảng cáo. Hơn thế nữa, quảng cáo truyền hình còn giúp người xem phân biệt hàng thật, hàng nhái hay những địa chỉ bán sản phẩm chất lượng.

Đối với truyền hình xã hội

Ngày nay, những quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam ngoài chức năng quảng cáo sản phẩm thì còn giúp nhắc nhở con người về lối sống nhân văn trong xã hội. Bạn có thể thấy rất rõ trong các đoạn TVC quảng cáo dịp Tết, nhắc nhở chúng ta luôn hướng về gia đình, về những ý nghĩa truyền thống của ngày Tết nguyên đán,… hoặc những quảng cáo mang đến thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tính nhân văn cao cả.

6 hình thức quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam

Khi đã hiểu thêm về khái niệm và thực trạng , dưới đây là 6 hình thức phổ biến nhất trong chiến lược quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam.

Quảng cáo chạy chữ, panel

Đây được coi là hình thức quảng cáo truyền hình đơn giản, phổ biến nhất hiện nay. Ở hình thức này, thông điệp quảng cáo của các doanh nghiệp sẽ được chạy bên dưới màn hình tivi khi đang phát sóng chương trình truyền hình.

Quảng cáo TVC

Có thể nói, quảng cáo TVC được xem là hiệu quả nhất trong các hình thức quảng cáo truyền hình hiệu quả nhất hiện nay. Thông thường, mỗi quảng cáo TVC sẽ có thời lượng khoảng vài chục giây để giúp doanh nghiệp truyền tải được đầy đủ thông điệp bằng cả hình ảnh và âm thanh.

Quảng cáo Logo

Hình thức quảng cáo này cho phép doanh nghiệp đặt logo của mình trong trường quay của các chương trình truyền hình, hoặc chèn logo doanh nghiệp tại các góc màn hình khi phát sóng chương trình truyền hình.

Quảng cáo Pop-up

Hình thức này tương tự như hình thức quảng cáo chạy chữ và panel, thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng. Với quảng cáo Pop-up, các thông tin và thông điệp quảng cáo sẽ được chạy song song với chương trình truyền hình ở bên dưới màn hình tivi.

Quảng cáo thông qua các chương trình tư vấn tiêu dùng và tự giới thiệu doanh nghiệp

Hình thức quảng cáo này mang lại lợi thế hơn về thời lượng phát sóng, giúp doanh nghiệp giới thiệu chi tiết sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Hiện nay, quảng cáo thông qua các chương trình tư vấn tiêu dùng và tự giới thiệu doanh nghiệp đang ngày càng được phát triển rộng rãi.

Tài trợ chương trình truyền hình

Hiện nay, đây là một trong những hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn sử dụng. Nó bao gồm hai cách thức hiển thị: tài trợ sản xuất chương trình và tài trợ phát sóng. Bạn có thể bắt gặp nhiều nhất trong các chương trình gameshow hot trên sóng truyền hình đượci các thương hiệu lớn tài trợ.

>> Đọc thêm: Sponsor là gì? Nghệ thuật Sponsorship Marketing trong quảng cáo

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Marketing-VN về khái niệm, thực trạng, hình thức và lợi ích mà quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam đem lại. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn tối ưu hiệu quả cho các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp.

Rate this post

Author: Linh Hà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *