Giá trị cốt lõi thương hiệu là gì? Giá trị cốt lõi thương hiệu có thể dẫn đến sự thành công thực sự của doanh nghiệp của bạn. Nhưng chính xác giá trị đó là gì, làm thế nào để bạn xác định được và những gì bạn cần làm khi có chúng. hãy bắt đầu đi tìm hiểu giá trị cốt lõi thương hiệu là gì và các bước để xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu hiệu quả.
Mục lục
Giá trị cốt lõi thương hiệu là gì?
Giá trị cốt lõi thương hiệu là tập hợp các nguyên tắc, đặc điểm giúp định hướng cho hoạt động của các cá thể trong doanh nghiệp để hướng đến một mục tiêu cụ thể. Giá trị cốt lõi có tầm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng, sự phát triển của doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu.
Giá trị cốt lõi không giới hạn số lượng và không nhất thiết phải hoàn toàn khác so với các thương hiệu khác. Nhưng chúng phải mang đậm bản sắc của thương hiệu, thể hiện được hình ảnh của thương hiệu và có tác động tích cực đến suy nghĩ của khách hàng.
Xem thêm: Bản sắc thương hiệu là gì? các yếu tố của bản sắc thương hiệu
Vai trò của giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?
Các giá trị cốt lõi của thương hiệu không được nhắc đến nhiều như slogan nhưng chúng lại đóng vai trò vô cùng chặt chẽ trong chiến lược thương hiệu.
1. Khẳng định tầm nhìn của thương hiệu
Theo chiến lược thương hiệu, tầm nhìn thể hiện sự ảnh hưởng của thương hiệu đến với thị trường. Và những giá trị cốt lõi được viết ra để hỗ trợ cho tầm nhìn này. Thông qua các giá trị cốt lõi của thương hiệu cần xác định được tác động của mình có thể mang đến cho khách hàng. Từ đó, sáng tạo ra một lời khẳng định tổng quát cho bối cảnh và ý tưởng ấy.
2. Làm nổi bật các điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ trên thị trường
Giá trị cốt lõi của thương hiệu không đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những tính từ thật khác biệt, nhưng cách thương hiệu thể hiện lại cần đáp ứng những điều sau:
Cùng một tính từ “phá cách”, trong khi Amazon thể hiện nó qua giá trị cốt lõi “Think big” (“Suy nghĩ về những điều vĩ đại”) thì Uber lại sử dụng “We celebrate differences” (“Chúng tôi đề cao sự khác biệt”). Bằng cách thể hiện khác nhau, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện đâu là bạn thay vì nhầm lẫn với một cái tên khác.
3. Giá trị cốt lõi là công cụ hữu ích để thu hút nhân sự
Ngoài chế độ lương bổng, môi trường… thì các nhân lực cũng chú ý rất nhiều đến hình ảnh của thương hiệu.
Chúng ta luôn đặt nhiều sự ưu ái cho doanh nghiệp thể hiện được rõ sứ mệnh, tầm nhìn của mình đến với tất cả mọi người. Để đạt được hiệu quả trong công việc cần phải tập hợp được những cá thể xuất sắc về trí tuệ cũng như tính cách. Họ phải đảm bảo được sự phối hợp ăn ý, hiểu được chiến lược thương hiệu, thông điệp thương hiệu muốn truyền thông.
Cho nên, sở hữu hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng giúp các nhân tài định vị chính xác thương hiệu, nắm rõ các giá trị thương hiệu theo đuổi và gia tăng hiệu suất cống hiến cho doanh nghiệp. Các thương hiệu có cùng hệ giá trị, đồng điệu về cảm xúc thì sẽ có được lợi thế lớn hơn trong việc tuyển dụng nhân tài.
4. Giúp khách hàng dễ nhớ và dễ hiểu
Ngắn gọn, súc tích, đánh thẳng trọng tâm, đơn giản và thực tế đó không chỉ là những câu nói chỉ dành cho doanh nghiệp mà nó còn có tác dụng trực tiếp với khách hàng. Giá trị cốt lõi tốt là khi nó trở thành châm ngôn sống cho các đối tượng khách hàng, có tác động tích cực và có khả năng dẫn lối cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
Chính vì thế, giá trị cốt lõi của thương hiệu thường được gói gọn trong một câu dài tối đa 10 từ, không nên sử dụng quá nhiều từ, gây khó hiểu và khó kết nối với khách hàng.
5. Giữ vững các giá trị theo thời gian
Trong quá trình phát triển, các thương hiệu có thể đi sai hướng. Từ đó, dẫn đến đánh mất số lượng lớn khách hàng cùng thương hiệu và đánh mất vị trí của mình trên bản đồ thị trường.
Giá trị cốt lõi tồn tại để nhắc nhở từng cá thể trong doanh nghiệp về bước đầu, về niềm tin cũng như định hướng lâu dài của thương hiệu. Chỉ cần xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng, bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng đi sai hướng nếu có mở rộng thương hiệu trong tương lai.
Từ giá trị cốt lõi, thương hiệu sẽ luôn giữ vững được bản sắc riêng của mình, các hoạt động truyền thông trở nên nhất quán và bộ máy vận hành nội bộ cũng đạt nhiều hiệu suất hơn.
Các bước để xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu là gì?
Bước 1: Phân tích thương hiệu chiến lược
Doanh nghiệp tiến hành 3 phân tích bao gồm phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích bản thân thương hiệu
Bước 2: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm 2 thành phần chính là nhận diện cốt lõi và nhận diện mở rộng. Sau khi đã có nhận diện cốt lõi, doanh nghiệp cần phải phát triển nhận diện mở rộng bao gồm những dấu hiệu bổ sung để hoàn thiện thương hiệu bao gồm những yếu tố liên quan đến sản phẩm, tổ chức, con người và biểu tượng.
Bước 3: Tổ chức hệ thống thực thi nhận diện thương hiệu
Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng tổ chức hệ thống thực thi nhận diện thương hiệu không hiệu quả dẫn đến giá trị thương hiệu không được nâng cao mà giảm sút rõ rệt. Để hệ thống thực thi vận hành tốt, doanh nghiệp cần phải tiến hành 3 bước nhò: định vị, thực thi và kiểm soát. Định vị thương hiệu phải thể hiện được nhận diện thương hiệu và đề xuất giá trị, nhằm vào khách hàng mục tiêu, có thể truyền thông chủ động và chỉ rõ được lợi thế cạnh tranh.
Trong quá trình thực thi cần phải áp dụng nhiều hình thức truyền thông thương hiệu, tối đa hóa hiệu quả của biểu tượng đã xây dựng và cần phải kiểm tra truyền thông thương hiệu. Kiểm soát hệ thống bằng cả nghiên cứu định tính và định lượng.
Kết luận
Tóm lại, giá trị cốt lõi thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến tiềm thức của khách hàng, giúp họ nhận diện và có cái nhìn tổng quát về hình ảnh thương hiệu. Khi bạn xác định rõ ràng các giá trị cốt lõi thương hiệu là gì, sẽ dễ dàng hơn nhiều để làm điều đó và dễ dàng hơn để quảng cáo thương hiệu của bạn trên nhiều kênh khác nhau.
>>> Xem thêm: Chiến lược 4P của Durex có gì đặc biệt khiến nhiều thương hiệu phải “cúi đầu”