Cách xử lý khủng hoảng truyền thông – Xoa dịu dư luận giữa làn sóng tẩy chay 

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể vấp phải khủng hoảng truyền thông. Điều này gây ra ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu. Vậy đâu là cách xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nó. Hãy cùng Marketing-Vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây! 

Khủng hoảng truyền thông là gì? 

Khủng hoảng truyền thông là sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát khi xuất hiện thông tin gây bất lợi dẫn tới hậu quả xấu đột biến cho doanh nghiệp. Những thông tin tiêu cực, không chính xác hoặc gây thiệt hại lớn được lan truyền nhanh chóng qua các phương tiện mạng xã hội gây ảnh hưởng đáng kể đến lòng tin của công chúng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.  

Khủng hoảng truyền thông có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên để có cách xử lý thông minh đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt, có kế hoạch từ việc xác định nguyên nhân và phân loại tình hình đến việc triển khai các biện pháp ngăn chặn, khắc phục. 

Những hậu quả của khủng hoảng truyền thông 

Hậu quả của khủng hoảng truyền thông có thể rất nặng nề và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của tổ chức. 

Xáo trộn tổ chức 

Đối tác & Nhà đầu tư: có thể làm suy giảm niềm tin từ phía đối tác và nhà đầu tư. Họ có thể quyết định hạn chế hoặc chấm dứt hợp tác do lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng và giá trị cổ phiếu

Nhân sự: Nhân viên trong tổ chức có thể trải qua sự bất ổn và lo ngại về tương lai nghề nghiệp. Sự tổn thương về uy tín của tổ chức cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và sự cam kết của nhân viên.

Sứt mẻ mối quan hệ hoạt động PR 

Trong bối cảnh khủng hoảng truyền thông, mối quan hệ công chúng (PR) đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và giữ gìn uy tín của tổ chức. Khủng hoảng truyền thông tạo ra sự không chắc chắn và lo lắng từ phía khách hàng, cộng đồng. 

Những thông điệp tiêu cực hay gặp rắc rối có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin, khiến khách hàng mất niềm tin vào độ chân thành và đạo đức kinh doanh của tổ chức. Đối tác, khách hàng, và cộng đồng có thể đặt nghi vấn về tính minh bạch, trách nhiệm của tổ chức, làm suy giảm lòng tin, tầm quan trọng của mối quan hệ.

Sụt giảm doanh thu tức thời 

Khách hàng là tài sản quý báu của mọi doanh nghiệp, lòng tin là chìa khoá quan trọng giữ mối quan hệ doanh nghiệp và khách hàng. Trong một tình huống khủng hoảng truyền thông, thông điệp tiêu cực hoặc thậm chí là không minh bạch có thể tạo ra lo ngại, mất lòng tin từ phía khách hàng. 

Khi khách hàng mất niềm tin, họ có thể quyết định từ chối mua sắm hoặc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Điều này dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu ngay lập tức, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính, hiệu suất kinh doanh. 

Tạo ra làn sóng tẩy chay

Khủng hoảng truyền thông không chỉ gây hậu quả tại cấp tổ chức mà còn lan rộng mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội và phương tiện truyền thông, tạo nên một làn sóng tẩy chay không thể lường trước được. 

Trong thời đại kĩ thuật số, mạng xã hội đã trở thành bảng tin nhanh và mạnh mẽ, nơi mọi thông tin đều có thể được chia sẻ một cách nhanh chóng. Khi một tổ chức đối mặt với khủng hoảng truyền thông, thông điệp tiêu cực có thể lan toả nhanh và rộng trên các nền tảng: facebook, twitter, instagram,.. 

Rắc rối về vấn đề pháp lý 

Hậu quả pháp lý là một vấn đề nghiêm trọng khi khách hàng, đối tác, hoặc nhóm lợi ích có thể đưa ra các kiện cáo, đòi hỏi bồi thường về thiệt hại do ảnh hưởng của khủng hoảng.

>>> Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Những điều giúp truyền thông nội bộ thành công

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông an toàn hiệu quả 

Kế hoạch phòng ngừa

Chủ động lên kế hoạch phòng ngừa không phải là việc dựa vào sự báo trước của khủng hoảng mà là sự chuẩn bị cho bất kì tình huống nào có thể xảy ra. Điều này bao gồm: 

  • Đánh giá rủi ro: Xác định các rủi ro có thể xảy ra và xây dựng kế hoạch để giảm thiểu tác động của chúng 
  • Chuẩn bị về nội dung: Tạo sẵn nội dung tích cực để đối phó với các tình huống khẩn cấp 

Triển khai các hoạt động nhằm mục đích xây dựng hình ảnh thương hiệu

Triển khai các hoạt động xây dựng hình ảnh tích cực để tăng cường sức mạnh thương hiệu:

  • Phát triển các chiến dịch PR để cung cấp thông điệp tích cực về doanh nghiệp 
  • Tạo cơ hội cho khách hàng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp và chứng minh cam kết của mình đối với họ

Phản ứng nhanh chóng 

Khi phát hiện khủng hoảng thì tốc độ chính là chìa khoá: 

  • Nhanh chóng phân tích hiệu quả của kế hoạch phòng ngừa và điều chỉnh nếu cần thiết 
  • Chọn đại diện phát ngôn chính thức để truyền đạt thông điệp đồng nhất và đáng tin cậy 

Thông tin chính xác minh bạch

Chủ động đưa thông tin chính xác minh bạch đến công chúng, khách hàng, không cố gắng dấu diếm 

Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan báo chí 

Hợp tác với cơ quan báo chí giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của khủng hoảng, truyền đạt thông tin chủ động để ngăn chặn tin đồn và duy trì tính minh bạch.

Những vụ khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam 

Khủng hoảng truyền thông của Vinamilk 

xử lý khủng hoảng truyền thông

Vinamilk đã giành được bộ hợp đồng trị giá hơn 3,828 tỷ đồng để triển khai Đề án Sữa học đường, với giá 6.286 đồng/hộp, dung tích 180 ml. Thương hiệu này vượt qua nhiều đối thủ trong đấu thầu nhờ chính sách ưu đãi, kinh nghiệm, và mức giá cạnh tranh. 

Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Vinamilk bị các tờ báo cáo buộc gian lận khi sử dụng sản phẩm Vinamilk ADM Gold thay vì sữa tươi, làm mất lòng tin từ dư luận và tạo nên tranh cãi. Mặt khác, Trước cuộc đấu thầu Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội, Vinamilk đã ra mắt sản phẩm “Vinamilk ADM Gold – Học đường” vào ngày 21/9/2018. Thông tin này đưa ra những nghi ngờ về việc Vinamilk có thể đã “lập kế hoạch sẵn” để tham gia chương trình, tăng cường sự tranh cãi và lo lắng từ phía dư luận.

>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Dutch Lady: Đối thủ xứng tầm của Vinamilk có gì? 

Chiến lược Marketing của Milo – Sức hút đằng sau thương hiệu

Khủng hoảng truyền thông của Vietjet Air – 2018 

hậu quả của khủng hoảng truyền thông

Năm 2018, khi cả nước hân hoan đón nhận đội tuyển U23 với niềm tự hào dân tộc, sự kiện chào đón của Vietjet Air lại gây sốc khi người mẫu trong trang phục thiếu vải trình diễn để chào đón cầu thủ và thành viên đội tuyển. Điều đáng chú ý là, trong khi những người mẫu ầm ĩ biểu diễn, một số cầu thủ lại xuất hiện trong tình trạng mệt mỏi, ngủ gật sau những cố gắng hết mình trên sân tuyết lạnh. Hình ảnh này đã khiến dư luận phẫn nộ, với những cầu thủ lúng túng và bối rối trước sự trái ngược nổi bật giữa sự kiện chính thức và thực tế mệt mỏi của họ.

Khủng hoảng truyền thông của Hoa Hậu Ý Nhi 

ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông

Vụ khủng hoảng truyền thông mới nhất trong năm qua không thể không bỏ qua khủng hoảng truyền thông của hoa hậu Ý Nhi với phát ngôn vạ miệng. 

Ngay sau khi Chung kết Miss World Vietnam 2023 khép lại, tân Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đã gây sốc với những phát ngôn thiếu thận trọng và thiếu hiểu biết. Hành động này ngay lập tức khiến dư luận dậy sóng, với hàng nghìn lời kêu gọi tẩy chay và yêu cầu tước vương miện của tân Miss World Vietnam 2023 xuất hiện rộng rãi trên các nền tảng trực tuyến. 

Tình huống này đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự chú ý và bàn luận xã hội, đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm và chuẩn mực của một người đại diện nhan sắc. Mức độ nghiêm trọng của vụ việc càng được đẩy lên cao trào khi các đối tác, nhà tài trợ muốn chấm dứt hợp đồng, khiến cô hầu như lui về ở ấn và hạn chế xuất hiện nhằm xoa dịu truyền thông. 

Kết luận 

Ảnh hưởng của khủng hoảng truyền thông đem lại là rất lớn đến doanh nghiệp, trở thành vấn đề đáng lo ngại. Mong rằng những thông tin mà Marketing-Vn cung cấp ở trên có thể giúp bạn biết được cách xử lý khủng hoảng truyền thông tốt nhất, hiệu quả nhất. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay dưới đây để được giải đáp kịp thời nhé!

Xem thêm: Marketing-VN 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Author: Linh Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *