Cấu trúc silo là gì? Các bước xây dựng cấu trúc Silo hoàn thiện từ A đến Z

Tối ưu SILO không những giúp người dùng tìm kiếm đúng chủ đề. Mà còn giúp cho bọ google có thể hiểu được website của bạn một cách nhanh nhất. Vậy cấu trúc Silo là gì? Các bước xây dựng cấu trúc Silo hoàn thiện từ A đến Z như thế nào?

Silo là gì?

Silo đơn giản là thùng chứa đồ như lúa, gạo, ngô khoai sắn là cách nông dân sử dụng các thùng chứa các loại riêng biệt. Trong SEO, khái niệm Silo dùng để tổ chức thông tin cùng chủ đề cho các nhóm trang, nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau được cấu trúc hoặc thông qua liên kết dựa trên từ khóa (silo ảo).

Để xếp hạng tốt trong công cụ tìm kiếm cho cả từ khóa rộng (ví dụ: Tử vi) và dài hơn, cụm từ khóa cụ thể hơn (ví dụ: tử vi tuổi mùi), trang web của bạn phải có đủ nội dung hỗ trợ rõ ràng để phù hợp với những cụm từ đó.

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo được hiểu là dạng cấu trúc chuyên sâu của website, chia nội dung website thành các thư mục (category) riêng biệt. Nhóm trong cấu trúc được phân chia theo thứ bậc dựa trên topic và subtopic. Những nội dung liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.

Một cấu trúc Silo nếu có nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì độ liên quan của website càng tăng đối với Google. Nếu trang bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi.

Các Silo chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn. Phân nhỏ nội dung chính thành các category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng.

cấu trúc sino là gì
Cấu trúc sino là gì?

Cấu trúc silo có vai trò gì?

Nếu không có cấu trúc silo, thì bộ máy tìm kiếm không xác định được chủ đề chính của bạn là gì? Cách thức bạn tổ chức những chủ đề phụ như thế nào?

Công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục

Ví dụ trang web của bạn là một tập hợp các trang và liên kết đến trang chủ. Khi lập chỉ mục, công cụ tìm kiếm biết nội dung trên trang web nhưng nó không nhất thiết phải hiểu chủ đề chính và chủ đề phụ của bạn là gì.

Nhưng khi bạn thiết lập được một cấu trúc silo, có nghĩa bạn đang tạo tín hiệu với công cụ tìm kiếm rằng “đây là cách mà tôi muốn bạn hiểu nội dung trang web của tôi đang viết về cái gì?”. Thiết lập cấu trúc Silo chính là cách bạn báo hiệu cho công cụ tìm kiếm rằng website của bạn đang có những nội dung chất lượng.

Một trang web được xác định với một từ khóa nhất định, không chỉ vì nội dung trên trang web đó mà bạn cũng có nhiều nội dung khác liên quan đến trang web của mình.

Trải nghiệm của người dùng

Khi một khách hàng truy cập trang web của bạn để tìm kiếm điện thoại, người dùng sẽ thấy nhiều danh mục điều hướng của bạn như điện thoại Samsung, oppo, vio… Họ sẽ vào các trang danh mục  và nhấp vào chúng. Thời gian người dùng ở lại trang web sẽ tăng và đó là một trong những yếu tố google đánh giá cao website của bạn. Vì vậy, cấu trúc silo sẽ vô cùng có lợi cho SEO đồng thời đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Các loại cấu trúc Silo

Silo vật lý

Silo vật lý là nơi bạn tạo danh mục và sử dụng thư mục trong cấu trúc url của trang web. Cấu trúc thư mục cho khách truy cập và google sẽ hiểu cách tổ chức nội dung của bạn: Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không sử dụng danh mục trong URL của mình. Trong trường hợp đó, bạn cần tạo ra các silo ảo.

Silo ảo

Nội dung silo ảo là một danh mục bạn tạo được thông qua liên kết nội bộ. Trong một kho nội dung ảo, thường sẽ có trang cấp 2 phục vụ như một trang danh mục.

Trong ví dụ này, trang ‘Restaurant’ sẽ thảo luận về các nhà hàng ở paris nói chung và nó sẽ liên kết với các trang cho các nhà hàng riêng lẻ.

Mô hình liên kết giữa các trang của cấu trúc silo ảo
Mô hình liên kết giữa các trang của cấu trúc silo ảo

Xem thêm>>> NPS là gì? Phương pháp giúp đo lường chỉ số NPS

Các bước xây dựng cấu trúc Silo hoàn thiện từ A đến Z

Sau đây sẽ là 5 bước giúp bạn xây dựng một cấu trúc Silo hoàn thiện và tối ưu nhất.

Bước 1: Xác định chủ đề website, định hướng phát triển website của bạn

Bạn cần tự xác định định hướng phát triển website của bạn là gì, chủ đề chính mà bạn đang muốn hướng tới là gì từ đó bạn mới định hình được trình tự nội dung website của bạn.

Nếu bạn đã có sẵn một cấu trúc website, bạn cần phải xác định được trên tổng domain của bạn hiện tại đã lên top những từ khóa nào để bạn có thể xác định chính xác Google đang hiểu website của bạn nói về chủ đề nào. Số lượng tương tác người dùng từ đó cũng được xác định trên website.

Việc phân tích đối thủ là không thể thiếu (có thể phân tích cả global) để xác định cấu trúc website đang xây dựng là như thế nào. Cùng một chủ đề thì họ đã tối ưu cấu trúc ra sao.

Từ đây, bạn định hướng và thiết kế website của bạn làm sao để ít nhất là ngang ngửa, bằng với đối thủ của bạn sau đó rồi bạn mới tính đến câu chuyện là làm hơn họ. Bởi lẽ, Google đang đánh giá cao những website này bởi những tiêu chuẩn mà nó đạt được, nếu bạn cũng áp dụng và làm giống như thế, Google sẽ dễ dàng nhận diện được website của bạn hơn, gia tăng cơ hội để bạn lên top.

Bước 2: Thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo

Internet là các mạng lưới khổng lồ được kết nối với nhau qua các liên kết. Chẳng hạn, trang web A kết nối với trang web B nhờ vào một liên kết nào đó ở giữa, hay nói rõ hơn trang web A trỏ liên kết đến trang web B, trang B nhận backlink từ trang A.

Vì thế, để hiểu được nội dung khổng lồ trên internet, Google Robots (những bộ máy công cụ tìm kiếm) đã chia nhỏ các trang trên internet thành những nhóm content không trùng nhau để nó hiểu đang nói về chủ đề nào, và cứ như thế nó chia nhỏ ra hơn nữa để có thể hiểu tường tận nhất.

Về cơ bản, có 2 cấu trúc Silo cho website đó là Physical Silo và Virtuals Silo.

Physical Silo (Silo vật lý) là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau.

Virtuals Silo (Silo ảo) là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan ra, tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.

Bước 3: Cẩn thận từng bước áp dụng các dạng liên kết (Internal Link, Outbound Link, Inbound Link) để làm rõ nội dung website

Các liên kết để tạo ra cấu trúc Silo có thể là Internal Link (liên kết nội bộ) kết hợp dùng các Anchor Text, Inbound Link, Outbound Link.

Internal Link:

Bạn nên nhớ rằng chủ đề của chiếc lọ được tạo dựng nên bởi các liên kết nội bộ của các content trong chiếc lọ đó. Liên kết nên trỏ về mỗi content trong lọ  và về chiếc lọ chính cũng như nên trỏ đến các content nhỏ khác trong cùng chiếc lọ.

Khi bạn liên kết tới các trang khác trong cùng một domain, bạn phải cực kỳ cẩn thận để tránh bị rò rỉ sự liên quan. Trong trường hợp bạn muốn trỏ content con của chiếc lọ chính A đến content con của chiếc lọ chính B, muốn tránh rò rỉ hãy dùng nofollow.

Về Anchor Text, nên sử dụng những từ khóa để làm Anchor Text. Điều này giúp bạn tăng sự liên quan khi liên kết tới các bài content khác.

Inbound Link về website
Inbound Link về website

Inbound Link (backlink về website):

Inbound Link là một thuật ngữ khác của backlink là những link trỏ tới website của bạn. Chẳng hạn bạn có 3 thư mục là đồng hồ nam, đồng hồ nữ và đồng hồ Casio.

Một bài viết về đồng hồ Casio nam có thể trỏ đến bài viết của đồng hồ nam và đồng hồ Casio, nhưng không nên trỏ đến đồng hồ nữ, thật ra bạn vẫn có thể trỏ tới nhưng để tối ưu một cách tuyệt đối về sự liên quan thì bạn chỉ nên trỏ ở 2 trang như trên thôi.

Backlink liên quan trỏ đến các chủ đề liên quan từ đó sẽ tạo ra sự liên quan cho toàn bộ website, tạo những ảnh hưởng tốt đến thứ hạng từ khóa của bạn. Những backlink không liên quan trong nhiều trường hợp có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn, làm mất đi sự liên quan của website.

Outbound link: (external link)

Outbound Link nên được trỏ tới trang web khác trong lĩnh vực. Website nếu nhận nhiều backlink tới nhưng lại không có link nào tới những trang khác sẽ gây ra nghi ngờ cho Google.

Google sẽ đánh giá website bạn đang nhận nhiều liên kết để thao túng kết quả tìm kiếm Google. Để website bạn được đánh giá tự nhiên trong mắt Google cũng như tạo thêm sự liên quan hơn, thì website của bạn cũng phải đóng vai trò như là một nơi để cho đi link tới các trang uy tín và cùng lĩnh vực hoặc liên quan tới nội dung website của bạn và như thế bạn sẽ có những link out trong cấu trúc silo của bạn.

Nếu nội dung của bạn về đồng hồ nam, bạn có thể link out đến những trang về đồng hồ nam, thời trang nam thì nó sẽ có sự liên quan chặt chẽ với nội dung của bạn.

Outbound Link về website
Outbound Link về website

Bước 4: Tạo và đăng những content liên quan chất lượng trong cấu trúc Silo

Trước tiên, bạn cần phân tích đối thủ, so sánh về số lượng lẫn chất lượng content. Hãy lập ra một bảng gồm 2 cột, cột thứ nhất về số lượng bài viết, cột thứ 2 về chất lượng bao gồm số chữ trung bình, hình thức bài viết, hình ảnh, unique…

Tiếp theo cần tối ưu content trên website của mình sao cho ít nhất là bằng với đối thủ trước khi nghĩ vượt qua họ. Lúc này Google sẽ nhận diện website của bạn một cách dễ dàng hơn rất nhiều và tất nhiên bạn sẽ lên top nhanh hơn rất là nhiều.

Tiếp theo hãy upgrade content của website mình lên để vượt hơn đối thủ. Nếu đối thủ chỉ có 100 bài bạn có thể viết 120 bài, hình ảnh có thể mang tính unique, tăng nhận diện thương hiệu hơn nữa.

Bước 5: Phát triển Silo

Hãy đảm bảo phát triển từng phần 1, từng silo phải tốt rồi mới chuyển sang Silo tiếp theo. Sau khi đã xây dựng hoàn thiện Silo A, ít nhất tối thiểu phải xong phần nội dung (5 bài content) để đảm bảo hình thành chủ đề Silo A, nhưng hãy cố gắng hết sức để có thể đạt ngang ngửa đối thủ, đảm bảo cấu trúc Silo được tối ưu một cách trọn vẹn nhất rồi chuyển sang xây dựng cấu trúc Silo khác, như vậy sẽ tốt hơn rất là nhiều.

Kết luận

Thật ra cấu trúc silo là gì, các bước xây dựng cấu trúc Silo đã được nhắc tới rất nhiều và đã tồn tại rất lâu đời rồi, nhưng nó cũng thực sự chỉ là một mô hình On Page SEO rất tốt. MarketingVN hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có thắc mắc và chưa hiểu cấu trúc Silo là gì hay vấn đề gì thì đơn giản là bạn cứ bình luận phía bên dưới.

Xem thêm >>> Marketing Research là gì? Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường

Rate this post

Author: thuytrang

Thuỳ Trang - với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, tham gia tích cực trong nhiều dự án quảng cáo và truyền thông cho các doanh nghiệp lớn, hứa hẹn sẽ mang lại những thông tin hữu ích nhất đến bạn đọc. Được hình thành từ lòng đam mê và sự yêu thích về lĩnh vực marketing, chắc chắn rằng những chia sẻ của Thuỳ Trang về kinh nghiệm, chiến lược, những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ là một hành trang giúp Marketers trẻ có thêm nhiều ý tưởng cho bài viết của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *