Chiến lược marketing của Starbucks – Lối đi khác biệt và sáng tạo

chiến lược marketing của Starbucks

Khám phá sự sáng tạo trong chiến lược marketing của Starbucks với mô hình 7P. Một hành trình tinh tế sáng tạo, nơi nghệ thuật cà phê và chiến lược quảng cáo kết hợp hài hòa. Hãy cùng MarketingVN khám phá chiến lược marketing này, nơi sự đẳng cấp và đổi mới gặp nhau, đưa Starbucks trở thành biểu tượng toàn cầu của cà phê, phong cách sống đẳng cấp.

Giới thiệu về Starbucks 

Tổng quan về thương hiệu Starbucks

Starbucks, một thương hiệu đồ uống nổi tiếng, có trụ sở chính tại Seattle, Washington, Mỹ. Ban đầu, Starbucks chỉ là một cửa hàng cà phê nhỏ, tập trung vào việc cung cấp các loại cà phê hảo hạng và thiết bị xay cà phê. Sự thay đổi lớn trong lịch sử của thương hiệu xảy ra khi Howard Schultz – người sau này trở thành CEO nổi tiếng của Starbucks, nhận ra tiềm năng của việc đưa phong cách phục vụ cà phê Ý đến với Mỹ.

Với 50 năm xây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ mở rộng tại Seattle và Mỹ mà còn trở thành biểu tượng toàn cầu. Thương hiệu này đã mang nghệ thuật thưởng thức cà phê Ý hiện đại đến với hàng loạt quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Starbucks tự hào sở hữu hơn 18.000 cửa hàng trải rộng trên 49 quốc gia.

Sự thành công và tiếng vang lớn không chỉ là kết quả của quá trình mở rộng toàn cầu mà còn đến từ những nỗ lực to lớn, sự sáng tạo cùng với chiến lược Marketing của Starbucks. Starbucks đã xây dựng một thương hiệu hiệu quả, đưa nghệ thuật thưởng thức cà phê đẳng cấp đến với khách hàng trên khắp thế giới.

Định vị thương hiệu của Starbucks 

định vị thương hiệu của Starbucks

Định vị thương hiệu của Starbucks như một biểu tượng uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm cao cấp với hương vị tiêu chuẩn toàn cầu, tạo nên sự khác biệt đặc trưng và nổi bật giữa Starbucks với các đối thủ khác trên thị trường Việt Nam. Thương hiệu này không chỉ là nơi đáng tin cậy cho những người yêu cà phê mà còn là biểu tượng của phong cách và trải nghiệm đẳng cấp.

Chiến lược marketing của Starbucks không chỉ tập trung vào việc cung cấp cà phê mà còn chú trọng đến việc xây dựng một không gian trải nghiệm đặc biệt. Không gian sang trọng, thiết kế hiện đại, và không khí ấm cúng là những yếu tố giúp thương hiệu này tạo nên một trải nghiệm không chỉ là việc uống cà phê mà còn là một phần của lối sống văn hóa đương đại.

Khách hàng mục tiêu của Starbucks 

khách hàng mục tiêu của Starbucks

Nhìn chung, Starbucks tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu có thu nhập cao, ưa chuộng phong cách sống hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt và không gian sang trọng. 

  • Giới trẻ: nhóm tuổi teen, độ tuổi từ 25 – 25, ưa thích sự mới mẻ hiện đại
  • Các chuyên gia, nhân viên văn phòng, độ tuổi 25 – 4: có thu nhập khá, thích không gian yên tĩnh, chất lượng dịch vụ tốt
  • Các cặp đôi, nhóm bạn trẻ: đến Starbucks để hẹn hò, giao lưu do có không gian lãng mạn và sang trọng 
  • Du khách nước ngoài: đã biết và quen thuộc với thương hiệu này 
  • Các doanh nhân, khách hàng VIP: lựa chọn Starbucks cho các buổi họp, gặp gỡ đối tác quan trọng do có không gian, dịch vụ hoàn hảo

Đối thủ cạnh tranh 

Thị trường cà phê Việt Nam ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi chiến lược marketing của Starbucks phải liên tục cải tiến và đổi mới để giữ vững vị thế trước các đối thủ cạnh tranh. 

  • The coffee house: là chuỗi cà phê Việt Nam lớn nhất, có mặt rộng khắp các thành phố. Thương hiệu này cũng hướng đến phân khúc khách hàng trẻ, thích xu hướng hiện đại 
  • Phúc Long: chuỗi cà phê Việt với thức uống đa dạng, môi trường sang trọng, giá cả phải chăng. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Starbucks 
  • Highlands Coffee: thương hiệu cà phê có xuất xứ từ Việt Nam, mở rộng nhanh chóng với hơn 70 cửa hàng trên toàn quốc, đồng thời cũng hướng đến phân khúc khách hàng trẻ, năng động 

Bên cạnh đó cũng có các thương hiệu cà phê nước ngoài khác như: Gloria Jean’s Coffee, Coffee Bean & Tea Leaf cũng có mặt tại một số thành phố lớn. 

Ma trận SWOT của Starbucks 

Điểm mạnh (Strengths) 

  • Thương hiệu Starbucks có uy tín và nổi tiếng toàn cầu 
  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, nhất quán
  • Không gian cửa hàng sang trọng, lịch sự 
  • Chiến lược marketing của Starbucks hiệu quả
  • Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản 

Điểm yếu (Weaknesses) 

  • Giá thành cao, không phù hợp với đa số người tiêu dùng Việt 
  • Thiếu sự đa dạng về mặt hình thức và sản phẩm 
  • Ít cửa hàng ở các địa điểm xa trung tâm thành phố 

Cơ hội (Opportunities) 

  • Người tiêu dùng Việt ngày càng có xu hướng ưa chuộng cà phê 
  • Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập khá giả tăng lên
  • Có cơ hội mở rộng thị trường tới các thành phố lớn 

Thách thức (Threats) 

  • Sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cà phê trong nước 
  • Sức ép về giá thành từ khách hàng 
  • Chi phí nhân công, thuê mặt bằng tăng 
  • Xu hướng thích ứng với văn hoá bản địa của người tiêu dùng 

>>> Xem thêm: Mô hình SWOT của Coca Cola: Lối đi nào cho ông lớn ngành F&B

Chiến lược marketing của Starbucks theo mô hình 7P 

Chiến lược sản phẩm của Starbucks (Product) 

chiến lược sản phẩm của Starbucks

  • Các loại thức uống cà phê đa dạng: Cà phê espresso, Capuchino, Latte đều là các sản phẩm nổi tiếng của Starbucks 
  • Các loại bánh ngọt, snacks dùng kèm với cà phê
  • Các sản phẩm merchandise như: cốc, ống hút, vỏ cà phê,… 

Chiến lược sản phẩm của Starbucks nổi tiếng với những danh mục như: bánh ngọt, bữa sáng, trái cây tươi, đồ uống,…Thương hiệu này đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. 

Chiến lược marketing không chỉ tập trung vào chiến lược đa dạng hóa danh mục, chất lượng sản phẩm của Starbucks mà còn chú trọng vào cải tiến và đổi mới. 

Chiến lược giá của Starbucks (Price) 

Starbucks thường áp đặt mức giá cao hơn so với nhiều thương hiệu cà phê khác, tạo ra một sự không phù hợp với phân khúc thị trường cao cấp. Mặc dù giá cả có thể là một rào cản cho một số đối tượng khách hàng, nhưng Starbucks chủ động giải quyết vấn đề này bằng cách áp dụng chiết khấu đặc biệt cho khách hàng thân thiết.

Chính chiến lược marketing giá của Starbucks không chỉ giúp thương hiệu giữ chân khách hàng hiện tại mà còn khuyến khích họ mua sắm nhiều hơn. Chiết khấu cho khách hàng thân thiết không chỉ là một chiến lược giảm giá mà còn là một cách để xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường lòng trung thành từ phía khách hàng.

Chiến lược marketing của Starbucks về địa điểm (Place) 

Đặt các cửa hàng của mình tại những vị trí chiến lược, như trong các trung tâm thương mại sầm uất, gần văn phòng, và trường học. Việc này không chỉ giúp thương hiệu tận dụng được lưu lượng người qua lại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tận hưởng trải nghiệm Starbucks trong những địa điểm tiện lợi.

Đồng thời, chiến lược mở rộng đến các quận ngoại thành là một bước quan trọng để phủ sóng thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng ở những khu vực xa trung tâm. Việc này không chỉ mở rộng sự hiện diện của Starbucks mà còn tạo cơ hội để thương hiệu tiếp cận một đối tượng khách hàng rộng lớn hơn, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng.

Chiến lược marketing của Starbucks về truyền thông (Promotion) 

Starbucks triển khai nhiều chiến dịch quảng cáo nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, trong đó bao gồm chương trình giảm giá đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết. Thương hiệu này cũng thường xuyên tặng voucher và coupon giảm giá, tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm với giá ưu đãi. 

Chiến dịch I Am của Starbucks 

“I Am” là chiến dịch độc đáo của Starbucks tại São Paulo, Brazil, nhằm biến một quán cà phê thành một văn phòng công chứng hợp pháp, nơi mà những người chuyển giới có thể thực hiện việc chuyển tên mình. 

Chiến dịch này đã đoạt giải Glass Lions For Change Grand Prix tại Cannes Lions 2021, nhận được sự công nhận về sự sáng tạo và ý nghĩa xã hội. Triển khai từ năm 2020, “I Am” hướng đến cộng đồng người chuyển giới tại Brazil và đã gặt hái thành công lớn bởi thông điệp kết nối, tôn trọng đối với cộng đồng chuyển giới. 

Sự thành công của chiến dịch này là minh chứng cho sức mạnh của thông điệp quảng cáo về sự tôn trọng, sự hòa nhập trong cộng đồng không chỉ ở Brazil mà còn trên toàn thế giới.

Chiến dịch What’s Your Name của Starbucks 

chiến lược marketing của Starbucks

Starbucks đã nổi tiếng với việc viết tên khách hàng lên cốc, biểu tượng cho cam kết của thương hiệu đối với sự công nhận, tôn trọng và chào đón mọi người, bất kể danh xưng hay vị trí của họ. 

Bằng cách lấy cảm hứng từ câu chuyện của cộng đồng LGBT+, Starbucks đã triển khai chiến dịch “What’s your name” với mục tiêu tạo nên không gian an toàn tại các cửa hàng, nơi mọi người có thể tự tin là chính mình với tên mới.

Thông điệp “Every name has a story” không chỉ làm nổi bật Starbucks như một không gian ấm áp cho cộng đồng người chuyển giới mà còn củng cố “kim chỉ nam” của thương hiệu, tập trung vào việc chào đón khách hàng đa dạng và biểu hiện sự lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng đối với mỗi cá nhân. Những nỗ lực này giúp Starbucks trở thành một thương hiệu đặc biệt và đầy ý nghĩa.

Chiến lược marketing của Starbucks về con người (People) 

chiến lược marketing của Starbucks

Starbucks đặt sự chú trọng lớn vào việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, đảm bảo rằng đội ngũ của mình đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất. Thương hiệu này thường áp dụng quy trình phục vụ chuẩn mực và thân thiện, tạo ra một trải nghiệm tích cực cho khách hàng. 

Đồng thời, việc áp dụng đồng phục, tác phong chuyên nghiệp giúp tạo ra một bức tranh thống nhất chuyên nghiệp, làm tăng giá trị và uy tín của Starbucks trong mắt khách hàng.

Chiến lược marketing của Starbucks về quy trình (Process) 

Chiến lược marketing của Starbucks hướng đến sự trải nghiệm khách hàng thông qua quy trình phục vụ nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, thương hiệu này tích hợp ứng dụng công nghệ để đơn giản hóa quá trình đặt món, thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. 

Starbucks cũng đặt sự chú ý vào vệ sinh bảo quản thực phẩm, đảm bảo chất lượng cao và an toàn vệ sinh, tăng cường niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu. 

Chiến lược marketing Starbucks về cơ sở vật chất (Physical Evidence)

Thương hiệu chú trọng vào việc tạo ra không gian hiện đại, sang trọng, đẳng cấp trong thiết kế của các cửa hàng. Đặt sự độc đáo dễ nhận diện thương hiệu lên hàng đầu, từ logo đến bảng hiệu và bài trí nội thất. 

Cách bài trí bàn ghế và phân chia không gian được thực hiện một cách hợp lý, tạo ra một môi trường thoải mái thú vị cho khách hàng. Sự chú ý đến chi tiết trong thiết kế giúp tạo nên không gian đặc biệt, tạo ấn tượng tích cực đối với khách hàng.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên: Ông lớn quốc tế cũng phải “chào thua”

Kết luận 

Chiến lược marketing của Starbucks không chỉ là một hệ thống các chiến thuật kinh doanh, mà còn là một tương tác sáng tạo giữa sản phẩm chất lượng và trải nghiệm khách hàng đẳng cấp. Sự kết hợp tạo nên một chiến lược marketing toàn diện, làm nổi bật và củng cố vị thế của Starbucks không chỉ trong thị trường cà phê mà còn trong tâm trí của người tiêu dùng. 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Author: Linh Hà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *