Thương hiệu bao cao su Durex nổi tiếng với những chiến dịch truyền thông, quảng cáo sáng tạo. Sự thành công một phần nằm ở chiến lược Marketing trong đó điển hình là chiến lược 4P của Durex, giúp nhãn hàng bán ra hơn 1 tỷ bao cao su mỗi năm, chiếm 1/4 thị phần toàn cầu. Cùng tìm hiểu chiến lược 4P của Durex giúp một ngành hàng đầy tế nhị trở thành thương hiệu top 1 của khách hàng trên toàn thế giới.
Mục lục
Phân tích khách hàng mục tiêu của Durex
Khách hàng mục tiêu mà Durex muốn hướng tới là độ tuổi từ 18-30 tuổi ở thành thị, thuộc tầng lớp trung lưu, sử dụng bao cao su để tránh thai ngoài ý muốn. Với những khách hàng trên 31 tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong chuyện “yêu”, Durex cung cấp những sản phẩm giúp tăng khoái cảm và trải nghiệm. Durex định vị thương hiệu là chăm sóc sức khoẻ tình dục và cảm xúc thăng hoa của người dùng chứ không hẳn chỉ là sản xuất bao cao su thông thường. Từ đó, chiến lược 4P của Durex mới được xây dựng và phát triển.
Thị trường hoạt động của thương hiệu
Thị trường mà thương hiệu này hoạt động đối mặt với nhiều thách thức trong đó có sự khác biệt về văn hóa, kinh tế, pháp luật và xã hội. Với một số quốc gia, tình dục trở thành một chủ đề nhạy cảm. Vì thế, nhãn hàng phải thật “cẩn trọng” khi giao tiếp với khách hàng về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, người dân đang ngày càng hiểu biết hơn về sức khỏe và kiến thức tình dục, đây cũng là cơ hội để Durex đến “gần hơn” với người dùng nếu duy trì chất lượng sản phẩm bởi công nghệ sản xuất và quảng cáo kích thích khách hàng mục tiêu. Tâm lý dùng hàng ngoại của người Việt cũng thúc đẩy doanh số bán hàng của thương hiệu này.
Chiến lược 4P của Durex “chẳng giống ai”
Product (Sản phẩm)
Durex nắm giữ 26% thị phần trên toàn thế giới và phân phối hơn một tỷ sản phẩm mỗi năm. Các sản phẩm của Durex bao gồm bao cao su, gel bôi trơn, tăng khoái cảm, đồ chơi người lớn… đáp ứng sở thích và nhu cầu đa dạng của khách hàng tuỳ theo mức độ thoả mãn, mùi hương và màu sắc. Nguyên liệu chất lượng bao cao su cũng được kiểm định bằng điện từ. Không ngừng đổi mới và sáng tạo liên tục đã tạo nên lợi thế cạnh tranh của Durex trong hành trình chinh phục khách hàng.
Place (Phân phối)
Durex đã có mặt ở hơn 140 quốc gia trong đó có Việt Nam. 3 kênh phân phối chính của thương hiệu này là:
- Reckitt Benckiser: văn phòng đại diện tiếp nhận hàng hoá
- DKSH: nhà phân phối
- Cửa hàng bán lẻ như các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà thuốc…
Ngoài ra các kênh phân phối online như website durex.com.vn, các trang web thương mại điện tử như Tiki, Lazada… Khách hàng khi mua sản phẩm của Durex cũng có cơ hội tích điểm và nhận được nhiều khuyến mãi kèm quà tặng.
Price (Giá cả)
Durex được định vị là dòng sản phẩm cao cấp, do đó giá sản phẩm còn khá cao so với các hãng bao cao su nội địa, Thái hay Nhật. Chiến lược giá dã giúp Durex nâng tầm thương hiệu nhưng nhược điểm là chưa thực sự phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng Việt.
Promotion (Truyền thông)
Thương hiệu Durex với những quảng cáo đầy táo bạo, thông minh và đôi lúc hóm hỉnh. Các kênh truyền thông hướng đến khách hàng mục tiêu như TV, social media,… đang chứng tỏ được sự hiệu quả. Tagline quen thuộc của thương hiệu “Feeling is everything” cũng là cốt lõi trong từng sản phẩm quảng cáo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Physical Evidence là gì trong mô hình 7P Marketing Mix?
Chiến lược marketing của Durex trên thị trường quốc tế
Thay vì chỉ là một nhãn hàng bao cao su, Durex đã mở rộng giá trị thương hiệu bằng cách khuyến khích tình dục lành mạnh. Ngoài khía cạnh vật lý, tình dục, Durex còn khéo léo gắn với yếu tố cảm xúc thông qua các chiến dịch PR, truyền thông của mình bên cạnh chiến lược 4P của Durex.
Những quảng cáo gần đây của Durex đều hướng đến các cặp đôi có thực hoặc những bạn trẻ nhận được những bài học giá trị về tình dục.
Ví dụ như chiến dịch #DoNotDisturb được khởi động vào tháng 5/2016 đã thách thức các cặp đôi không sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ khác để hoàn toàn tận hưởng kỳ nghỉ. Trong 6 cặp đôi tham gia trải nghiệm, một nửa được phép mang theo các thiết bị công nghệ, nửa còn lại hoàn toàn không điện thoại, không laptop, không máy tính.
Mục đích của chiến dịch làm bật lên các thiết bị công nghệ có thể cải thiện kỳ nghỉ của các cặp đôi đến thế nào và Durex luôn sẵn lòng giúp họ tránh khỏi những vấn đề không mong muốn.
Volker Sydow, giám đốc toàn cầu của Durex, chia sẻ rằng: “Các kỳ nghỉ đã từng là khoảng thời gian để giải trí và thắt chặt tình cảm đối với người yêu hay bạn đời của chúng ta. Tuy nhiên, các thiết bị điện tử phục vụ giải trí hay công việc can thiệp ngày càng nhiều vào cuộc sống, ngay cả trong kỳ nghỉ. Chúng cản trở các cặp đôi đang mong muốn làm mới lại mối quan hệ. Durex kêu gọi các đôi yêu nhau hãy rời xa các thiết bị công nghệ trong kỳ nghỉ và tận hưởng việc “chạm” vào người bạn đời hơn là vào điện thoại của họ”.
Chiến dịch “When It’s On, It’s On” đưa ra 2 nhóm riêng biệt: nhóm phụ nữ và nhóm nam giới nói chuyện về tình dục trong 2 căn phòng khác nhau. Các nhân vật sẽ đưa ra suy nghĩ của bản thân về an toàn tình dục và những hiểu lầm khi sử dụng bao cao su. “Liệu sử dụng bao cao su có thể khiến một cô gái trở nên gợi cảm hơn không?” Có thể thấy chiến lược marketing của Durex khá sáng tạo và đem lại nhiều yếu tố cảm xúc cho khách hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các chiến lược marketing phổ biến liên quan tới giá bán
Chiến lược marketing của Durex có gì đặc biệt?
1. Content hài hước
2. Tiếp thị người ảnh hưởng
5. Tiếp thị Buzz
6. Tiếp thị nội dung
7. Tiếp thị gây tranh cãi
8. Tiếp thị du kích
Kết luận
Trên đây là chiến lược 4P của Durex đã rất thành công mà các doanh nghiệp có thể tham khảo. Hy vọng, qua bài viết bạn sẽ có chiến lược marketing của Durex đúng đắn cho thương hiệu của mình.